Những ký hiệu viết tắt trên xe ô tô

Mỗi hãng mỗi kiểu, đôi lúc các chữ viết tắt gắn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng. Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu hơn với VANOS.

Trong bài trước, chúng ta đã cùng phân biệt các loại xe dựa theo kiểu dáng. Bài viết này sẽ tiếp tục giải mã những ký hiệu viết tắt có phần khó hiểu và lạ kỳ mà các hãng xe áp dụng cho mỗi công nghệ trên xe hơi.

Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.

f:id:dichvuhanghoa:20200617122930j:plain

Ký hiệu viết tắt trên ô tô

Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác. Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.

Không chỉ "dân thường", những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.

Dưới đây là những từ trên các mẫu xe phổ biến:

Hệ thống điều chỉnh trục cam: General Motor gọi nó là VVT (variable valve timing - biến thiên thời điểm đóng mở van nạp). Toyota sau khi cải tiến thì gọi thành VVT-i, với chữ "i" lấy từ từ " intelligent - thông minh". Honda gọi nó là VTEC, viết tắt từ cụm từ "Variable Valve-Timing and Lift Electronic Control", tích hợp trên động cơ của Honda Civic. BMW phức tạp hơn khi gọi công nghệ này là VANOS còn Subaru không chịu kém cạnh dưới cái tên dài ngoằng Dual AVCS (active valve control system)

Tất cả chúng đều ám chỉ quá trình tác động vào thời điểm mở và đóng van động cơ, thông qua trục cam. Tuy nhiên, mỗi hãng ứng dụng dưới một hình thức, tác động vào một hay nhiều thông số nên tên gọi cũng vì thế mà khác nhau. Một vài hãng dựa vào áp suất dầu động cơ để thay đổi vị trí trục cam theo trục khuỷu, trong khi có hãng lại dùng các con đội.

f:id:dichvuhanghoa:20200617123015j:plain

Đọc ký hiệu viết tắt trên xe

Hệ thống cân bằng điện tử: Đây là công nghệ do hãng thiết bị nổi tiếng Bosch phát minh và được Mercedes sử dụng trên các mẫu xe hạng sang cao cấp S-class. Tên gọi đầu tiên của hệ thống này là ESP (Stabilitätsprogramm - chương trình cân bằng điện tử) nhưng sau đó Bosch thương mại hóa dưới cái tên ESC (Electronic Stability Control). ESC hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESC chỉ là công cụ để lái xe giữ chắc tay lái và nó không thể thắng được các quy luật vật lý.

Dù Bosch, một hãng thứ ba phát minh ra kỹ thuật này, ESC vẫn bị cách điệu thành những cái tên khác như VSA (Vehicle Stability Assist - hệ thống hỗ trợ cân bằng) của Audi, VDC (Vehicle Dynamic Control - kiểm soát động lực xe), DSC (Dynamic Stability Control - kiểm soát cân bằng động lực). Thậm chí, Maserati, hãng siêu xe của Italy, chuyển nó thành riêng của mình là MSP (Maserati Stability Program). Nếu không chú ý, rất nhiều người lầm tưởng những chữ cái này thể hiện cho các công nghệ hoàn toàn khác nhau.

Động cơ diesel: Do không mấy phổ biến nên nhiều hãng phải đặt thêm hậu tố để chỉ loại động cơ này trên các mẫu xe của mình. BMW nhanh chân chọn một cách đơn giản là dùng chữ "d" phía sau tên như BMW 525d. Mercedes thì dùng cụm từ CDI (Common rail Direct Injection) còn Ford thì dùng thuật ngữ TDCi. Nhà sản xuất Italy Fiat sử dụng cụm từ JTD.

Renault của Pháp có dCi, GM đảo trật tự của Ford thành CDTi (dành cho những chiếc xe của Fiat, hồi hai hãng này vẫn còn liên kết với nhau). Hyundai sở hữu ký hiệu CRDi, Mitsubishi là DI-D còn Peugeot là HDi. Toyota, hãng xe lớn thứ hai thế giới chọn chữ D4-D cho các động cơ diesel của mình.

Đặt tên xe bằng chữ cái: Những chữ viết tắt trên thiên về kỹ thuật còn có thể dịch ra, nhưng với các ký tự dùng cho từng phiên bản xe thì không hãng nào giống hãng nào. Ví như Mercedes quy định các kiểu xe là SLR (Sport Light Race), SLK (Sport Light Compact), CLS (Classic Light Sport), SL (Sport Light).

Những sản phẩm của Lexus thì theo thứ tự trong bảng chữ cái mà cao cấp dần như IS, ES rồi GS, LS (chữ S thể hiện cho loại sedan). Ở dòng thể thao đa dụng thì là có hậu tố là "X" và độ lớn cũng tăng dần theo chữ cái, bắt đầu từ RX rồi đến GX và cỡ lớn nhất là LX.

Trào lưu dùng chữ cái làm tên rở rộ thì cùng là lúc tranh chấp thương mại diễn ra. Cuối tháng trước, Infiniti, hãng xe hạng sang của Nissan đã thua kiện BMW tại Canada do sử dụng tên "M6" để đặt cho gói thiết bị dành cho chiếc sedan G35. Trong khi đó, M6 là dòng xe thể thao cao cấp của BMW và đã được đăng ký bản quyền. Kết cục, Infiniti bị cấm đả động đến ký hiệu "M6" trong bất cứ tình huống nào, trong cả hóa đơn, chữ ký hay quảng cáo.

Ký hiệu về viết tắt các tính năng an toàn

f:id:dichvuhanghoa:20200617123052j:plain

Giải mã ký hiệu viết tắt

ABS (Anti-lock Brake System): Hệ thống chống bó cứng phanh tự động.

BA (Brake Assist): Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.

C/C hay ACC (Cruise Control): Kiểm soát hành trình hay còn gọi là ga tự động.

C/L (Central Locking): Hệ thống khóa trung tâm.

EBD (Electronic Brake Distribution): Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.

ESP (Electronic Stability Program): Hệ thống ổn định xe điện tử.

E/W (Electric Windows): Hệ thống cửa xe điều khiển điện.

LSD (Limited Slip Differential): Bộ vi sai chống trượt.

VSC (Vehicle Skid Control): Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.

PAS (Power Assisted Steering): Hệ thống lái có trợ lực.

Ký hiệu về các loại hệ thống dẫn động trên xe

AWD (All Wheel Drive): Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian (đa phần cho xe gầm thấp).

FWD (Front Wheel Drive): Hệ thống dẫn động cầu trước

RWD (Rear Wheel Drive): Hệ thống dẫn động cầu sau.

WD, 4x4 - (Four Wheel Drive): Dẫn động bốn bánh chủ động, đa phần cho xe gầm cao. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero.

Ký hiệu về tên loại động cơ và hộp số

CVT (Continuously Variable Transmission): Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.

DOHC (Double Overhead Camshafts): Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xi-lanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ của Honda Civic 2.0 tại Việt Nam.

I4 hoặc I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.

SOHC (Single Overhead Camshafts): Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng hay mở của xupap xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt Nam.

S/C (Super-charge): Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.

Turbo: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.

Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp truyền thống sử dụng khí xả làm quay cánh quạt. Các loại xe sử dụng turbo tăng áp này thường có độ trễ lớn, ví dụ: Ford Everest, Isuzu Hi-Lander...

VTEC (Variable valve Timing and lift Electronic Control): Hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử. VTEC là công nghệ ứng dụng trên các xe của Honda và thế hệ mới có tên i-VTEC (Intelligent - VTEC).

VVT-i (Variable Valve Timing with Intelligence): Hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh. Sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis,...

V6; V8: Kiểu động cơ 6 hoặc 8 xi-lanh có kết cấu xi-lanh xếp thành hai hàng nghiêng, góc nghiêng giữa hai dãy xi-lanh hay mặt cắt cụm máy tạo hình chữ V.

CRDi (Common Rail Direct Injection): Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel. Có mặt trên các xe đời mới như: Hyundai Veracruz, SantaFe hay Daewoo Winstorm.

Ký hiệu phân loại các kiểu dáng xe

Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.

Crossover hay CUV (Crossover Utility Vehicle): Loại xe gầm khá cao nhưng trọng tâm xe thấp vì là biến thể của phiên bản sedan.

Minivan: Kiểu xe 6-8 chỗ có ca-bin kéo dài, không nắp ca-pô trước, không có cốp sau.

MPV (Multi Purpose Vehicle): Xe đa dụng.

Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin.

Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi.

SUV (Sport Utility Vehicle): Kiểu xe thể thao có khung rầm rời với thiết kế dẫn động 4 bánh để có thể vượt qua địa hình xấu.

Van: Xe chở người hoặc hàng hóa từ 7-15 chỗ. Ví dụ: Ford Transit.

LWB (Long Wheelbase): Chiều dài cơ sở lớn.

Ký hiệu về một số trang bị tiện nghi

Heated (Front Screen): Hệ thống sưởi kính trước.

HWW (Headlamp Wash/Wipe): Hệ thống rửa đèn pha.

ESR (Electric Sunroof): Cửa nóc vận hành bằng điện.

Thế giới ngày càng hiện đại vì vậy chúng ta cần luôn luôn học hỏi để lái xe an toàn cho chính bản thân và gia đình bạn.

Xem thêm: Các lỗi người lái ô tô thuongf bị thổi phạt, Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới

Các lỗi người lái ô tô thường bị thổi phạt

Dù thông thạo Luật giao thông đường bộ, nhưng thi thoảng chỉ cần sơ suất nhỏ bạn vẫn có thể mắc phải các lỗi rất cơ bản.

Chạy xe tốc độ thấp

Nhiều người cứ nghĩ rằng, chỉ có chạy xe tốc độ cao vượt quy định mới bị xử phạt. Tuy nhiên, nếu bạn đi xe với tốc độ thấp hơn xe khác, mà không đi về phía bên phải phần đường xe chạy thì cũng là phạm luật. Đây là một lỗi cơ bản của người lái xe vì gây cản trở phương tiện khác có nhu cầu vượt qua. Và vì nhiều người vẫn còn lầm tưởng về điều này, nên tình trạng phạm lỗi này xảy ra khá thường xuyên. Nhất là đối với những người mới lái xe ô tô, người lái xe ô tô là phụ nữ.

f:id:dichvuhanghoa:20200617114101j:plain

Chạy xe tốc độ thấp hơn xe khác, không đi về bên phải phần đường xe chạy là phạm luật

Theo nghị quyết 46/2016/NĐ – CP của chính phủ, tại điều 5 khoản 2b, khi phạm lỗi ngày, người lái xe sẽ phải chịu phạt hành chính từ 300.000 đến 400.000 đồng. Trừ trường hợp, phương tiện cùng chiều đi quá tốc độ quy định còn bạn thì không, thì lỗi này không được hình thành.

Di chuyển sai làn đường

Do cơ sở giao thông ở một số địa điểm còn chật hẹp, mật độ người tham gia giao thông rất nhiều. Cộng thêm sự nôn nóng, chủ quan của người lái xe nên lỗi này xảy ra hết sức thường xuyên. Để vượt qua các xe đi trước, nhiều người lái xe thường có xu hướng di chuyển lấn làn đường, đi qua giải phân cách cứng giữa 2 làn xe chạy. Cũng có có một số trường hợp, người lái xe di chuyển hoàn toàn sang làn đường khác không thuộc quy định của phương tiện mình để đi nhanh hơn.

Đây là một hành động rất thiếu ý thức, dễ gây ra tai nạn, và gây nguy hiểm cho người lái xe. Không chỉ vậy, đây cũng là lỗi có thể đồng thời gây mất an toàn và nguy hiểm liên lụy cho cả các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường. Là một lý do khiến ùn tắc giao thông xảy ra. Do vậy, khi phạm lỗi này, người lái xe sẽ bị phạt hành chính khá nặng, từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đồng thời, người lái xe cũng sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng, tùy trường hợp.

Chở quá số người trong buồng lái

Mỗi xe ô tô đều có số ghế và số lượng người chở nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lái phải chở quá số người quy định. Không chỉ chật chội, gây không thoải mái, mà đây cũng là một hành động phạm lỗi. Nhằm mục đích tạo nên sự an toàn khi lái xe, nên theo các quy định về giao thông đường bộ, nghị quyết xử phạt sai phạm giao thông đường bộ đều được quy định cụ thể về xử phạt lỗi chở người trên buồng lái quá số người quy định.

Cũng theo nghị quyết 46/2016/ NĐ – CP, điều 5 – khoản 2c về xử phạt hành chính khi tham gia giao thông. Đối với những người điều khiển phương tiện phạm lỗi này, sẽ phải đóng mức phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng. Chính vì vậy, để đảm bảo sự thoải mái và an toàn của những người ngồi trong xe, cũng như không vi phạm luật giao thông, hãy chở số lượng người phù hợp với chiếc xe của bạn.

Quay đầu xe trái quy định ở khu dân cư

f:id:dichvuhanghoa:20200617114158j:plain

Quay đầu xe trái quy định ở khu dân cư, người lái xe sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng

Có nhiều người lái xe thường nghĩ rằng khu dân cư thường ít người, chính vì vậy, chủ quan khi quay đầu xe, quay đầu xe trái quy định. Đây thật sự không phải là một thói quen tốt. Bởi vì là khu dân cư, nên người dân thường có có xu hướng di chuyển tự do vì là tuyến đường ít phương tiện giao thông. Nếu bạn quay đầu xe đột ngột, trái quy định, rất dễ gây ra va chạm, gây nguy hiểm cho cả bạn và người dân trong khu vực.

Theo luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008, tại điều luật 15 khoản 3 có quy định rõ về việc chuyển hướng ở khu dân cư. Theo đó, luật quy định rõ, ở khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi giao nhau, hoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. Nếu di chuyển xe trái quy định trong trường hợp này, bạn sẽ bị phạt hành chính ít nhất từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Chuyển hướng xe không nhường đường

Các quy định về chuyển hướng xe được quy định rất rõ ở điều 15 của bộ luật giao thông đường bộ. Theo đó, hầu hết người lái xe đều biết rõ, cần phải nhường đường cho người đi bộ, người tàn tật sang đường tại nơi có kẻ vạch của họ, cũng như nhường đường cho xe thô sơ di chuyển trên phần đường của họ. Chính vì vậy, đa số người lái xe đều ít khi mắc phải điều luật này.

Thế nhưng, lại có 1 lỗi rất hay bắt gặp ở người lái xe cũng về nhường đường khi chuyển hướng xe. Đó là lỗi chuyển hướng xe không nhường đường đi trước cho người đi bộ, người tàn tật sang đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ. Đặc biệt, lỗi này thường xuyên xảy ra ở những đường giao nhau, nơi có nhiều người đi bộ qua lại như trường học, bệnh viện, công ty,… Vì vậy, bạn cần hiểu rõ, quan sát kĩ và để ý trước khi chuyển hướng xe. Nếu phạm lỗi này, theo quy định trong nghị quyết 46/2016/ NĐ – CP, người lái xe sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Điều khiển xe khi có nồng độ cồn

Điều này là một lỗi phạt không quá xa lạ với nhiều người lái xe, đặc biệt là nam giới. Nhất là vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, hội,… việc sử dụng bia rượu lại nhiều hơn. Bên cạnh đó, do dịch vụ “lái xe giúp khi cần” ở Việt Nam đang rất hiếm và chưa phát triển, nên nhiều người lái xe vẫn “cố chấp” lái xe dù đã có cồn. Có lẽ không cần nói, ai cũng hiểu được việc sử dụng bia rượu trước khi lái xe là cực kì nguy hiểm. Vì vậy, các quy định về xử phạt sai phạm giao thông đối với người lái xe sử dụng bia rượu trước khi điều khiển phương tiện cũng cực kì nặng. Tùy thuộc vào mức độ nồng độ cồn đo được, người lái xe sẽ bị quy vào những lỗi phạm khác nhau theo các luật quy định về xử phạt sai phạm giao thông.

Đối với trường hợp nồng độ cồn trong máu chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc ít hơn 0,25 miligam/1 lít hơi thở. Điều này tương đương với dưới 4 chén rượu mạnh (40 độ; 30ml), 2,5 chai hoặc 4 lon bia (330ml). Người lái xe sẽ phạt lỗi theo điều luật 6b của nghị định 46/2016/NĐ – CP, sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Với trường hợp nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililit hoặc 0,25 – 0,4 miligam/1 lít hơi thở. Người lái xe sẽ bị phạt lỗi theo điều luật 8b, sẽ bị phạt hành chính từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

Còn với trường hợp nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililit hoặc 0,4 miligam/1 lít hơi thở. Người lái xe sẽ bị phạt lỗi theo điều luật 9 a, sẽ bị phạt hành chính từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 4 – 6 tháng. Đây là những lỗi phạt khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Điều này chưa kể, khi đã có nồng độ cồn, mất kiểm soát, người lái xe rất dễ hành động không tự chủ.

Gây ra nhiều lỗi khác như chạy quá tốc độ, đánh võng, đua xe, chống đối người thi hành công vụ,… sẽ thành những lỗi phạt khác nhau kèm theo cùng lúc với sử dụng bia rượu. Không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể trở thành lỗi dân sự, hình sự nếu như người lái xe không giữ được tự chủ bản thân. Không nên sử dụng thức uống có cồn nếu là người lái xe hoặc nếu đã sử dụng thức uống có cồn, người lái xe “tuyệt đối” không nên điều khiển phương tiện. Bạn có thể nhờ người không dùng bia rượu lái xe hoặc sử dụng xe taxi để di chuyển. Đây là cách tốt nhất để không phạm lỗi này và bảo vệ an toàn cho bạn và những người xung quanh.

Không giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe

f:id:dichvuhanghoa:20200617114256j:plain

Nên chú ý giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe

Khoảng cách tối thiểu giữa hai xe là khoảng cách an toàn thấp nhất giữa hai phương tiện khi tham gia giao thông trên đường. Khoảng cách này giúp hạn chế va chạm, tai nạn cũng như giảm thiểu nguy hiểm giữa các phương tiện có ý định vượt nhau hay giữa các phương tiện khác nhau cùng di chuyển trên hai làn đường song song. Tùy thuộc vào chiều rộng của các đoạn đường, mà khoảng cách này sẽ khác nhau. Tất cả sẽ được ghi chú trên biển báo giao thông tại đoạn đường di chuyển và người lái xe cần chấp hành đúng quy định này. Nếu sai phạm, thì theo điều luật 5g, người lái xe sẽ bị phạt tiền hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Lỗi di chuyển từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên

Lỗi này so với các lỗi ở trên thì xảy ra ít thường xuyên hơn. Thế nhưng, lại rất hay gặp ở những người mới lái xe ô tô, người lái xe chủ quan. Áp dụng theo điều luật 24 khoản 3, tại những đoạn đường giao nhau đường không ưu tiên và đường ưu tiên, người lái xe phải nhường phương tiện trên đường ưu tiên di chuyển trước dù bất kì hướng nào.

Việc di chuyển chậm và nhường đường trước khi nhập vào làn đường ưu tiên sẽ giúp các phương tiện khác nhận biết và phản ứng kịp thời, hạn chế được nguy hiểm xảy ra. Nếu không giảm tốc độ và nhường đường theo đúng quy định, người lái xe sẽ bị phạt lỗi từ 300.000 đến 400.000 đồng. Chính vì vậy, để lái xe an toàn, bảo vệ bản thân, phương tiện cũng như những người khác, người lái xe cần phải hết sức cẩn trọng ở những đoạn đường này.

Lùi xe ở đường 1 chiều

Ngoài các điều luật về lùi xe cần phải tuân thủ ở điều 16 bộ luật giao thông đường bộ như chú ý quan sát, có tín hiệu cần thiết trước khi lùi xe, không được lùi xe ở đường dành cho người đi bộ, đường cấm,… mà người lái xe cần phải tuân thủ. Có một lỗi cũng rất hay gặp ở người lái xe khi lùi xe, đó là lùi xe ở đường một chiều. Mức phạt đối với người lái xe phạm lỗi này là phạt hành chính từ 300.000 đến 400.000 đồng. Có thể nói, đối với các đường 1 chiều, việc lùi xe cũng giống như người điều khiển phương tiện đang di chuyển ngược chiều. Điều này không chỉ gây bất tiện cho người lái xe, mà còn gây ảnh hưởng và khó khăn cho các phương tiện đang di chuyển trên đoạn đường.

Trên đây là tổng hợp những lỗi thường mắc phải của người lái xe ô tô khi tham gia giao thông mà bài viết tổng hợp và chia sẻ với các bạn. Hi vọng, qua những chú ý này, sẽ giúp các bạn tránh được mắc lỗi và đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông đường bộ.

 

Xem thêm: Phải làm gì khi kính xe ô tô bị nứt vỡ, Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới

Phải làm gì khi kính xe ô tô bị nứt vỡ

Kính chắn gió ô tô có nhiệm vụ bảo vệ, che nắng gió và đảm bảo tầm nhìn tốt cho người lái xe. Khi bị nứt hoặc rạn mặt kính sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ thẩm mỹ của xe và gây cản trở tầm nhìn cho các lái xe dẫn đến thiếu an toàn. Vậy khi kính ô tô bị nứt, rạn bạn phải xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm về tình huống này.

f:id:dichvuhanghoa:20200616124701j:plain

Kính xe hơi bị rạn nứt



Khi nào cần thay kính và khi nào có thể hàn kính?

Khi kính chắn gió bị rạn nứt, bạn có 2 lựa chọn chính là hàn kính hoặc thay cả tấm kính. Sau đây là những tiêu chí để quyết định xem bạn nên chọn cách xử lý nào.

Vị trí và kích thước

Nếu kích thước của vết nứt từ dưới 15 cm thì khả năng xử lý thành công bằng hàn kính khá cao. Vết nứt càng lớn càng khó xử lý. Những vết nứt càng gần cạnh của kính thì càng nguy hiểm. Nếu khoảng cách giữa điểm va chạm và cạnh kính nhỏ hơn 4 cm thì bạn nên thay kính. Nếu vết nứt nằm chắn ngay tầm nhìn của người lái thì bạn cũng nên thay cả tấm kính vì vết hàn kính có thể làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người lái và tăng nguy cơ tai nạn.

Ngoài ra, vết nứt càng để lâu thì càng khó xử lý vì bụi lọt vào những khe nứt trên kính chắn gió. Vì vậy, bạn nên giữ trong xe một cuộn băng keo trong để có thể che tạm thời vết nứt ngay khi nó vừa xuất hiện.

Phân loại vết nứt

f:id:dichvuhanghoa:20200616124728j:plain

Các dạng vết rạn nứt trên kính lái ô tô



Những vết nứt được khoanh tròn màu xanh lục là loại vết nứt ít nguy hiểm nhất, và cũng dễ xử lý nhất. Những xưởng hàn kính chuyên nghiệp có thể xử lý các loại vết nứt này trong vòng khoảng 30 phút. Và bạn vẫn có thể sử dụng xe bình thường trong vòng vài ngày hay vài tuần, tuy rằng nguyên tắc chung vẫn là xử lý các vết rạn nứt càng sớm càng tốt, vì những vết nứt này có thể sớm phát triển những những loại vết nứt nguy hiểm hơn.

Những vết nứt được khoanh tròn màu vàng là loại vết nứt cần xử lý càng sớm càng tốt. Những vết nứt này cho thấy kính chắn gió đã bị hư hại sâu chứ không chỉ ở bề mặt. Nếu không khắc phục sớm thì rất có thể bạn sẽ phải thay cả tấm kính.

Những vết nứt được khoanh tròn màu đỏ là loại nguy hiểm nhất và bạn cần xử lý ngay vì an toàn của bạn và những hành khách trong xe đang bị đe dọa. 

Ngoài ra còn một loại vết nứt khác là một đường nứt rất dài nhưng mỏng. Không dễ để xử lý vết nứt loại này, và trên thực tế bạn vẫn có thể sử dụng xe trong thời gian dài mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên vết nứt vẫn làm suy yếu cấu trúc của tấm kính và có thể dễ vỡ hơn khi có va chạm. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng bạn càng để lâu thì vết nứt càng khó được xử lý. 

Vì sao không phải lúc nào cũng nên thay cả tấm kính?

Khi kính chắn gió bị rạn, nứt với vết nhỏ, nhiều chủ xe lo lắng và sẽ đề nghị bảo hiểm thay thế kính mới cho chiếc xe. Tất nhiên điều này có thể được chấp nhận thế nhưng việc thay kính mới hoàn toàn không phải là giải pháp tốt nhất. Ít người hiểu rằng kính chắn gió là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong tổng thể an toàn của xe. Khi xảy ra tai nạn, kính chắn gió chính là "tấm khiên" bảo vệ hành khách khỏi những vật thể từ bên ngoài, đồng thời ngăn hành khách văng ra ngoài. 

Khi thay kính mới rất khó để đảm bảo được chất lượng cũng như sự chính xác và tiêu chuẩn an toàn như kính cũ được lắp ráp trên xe nguyên bản. Hơn nữa việc thay kính lái sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Với những kính đạt tiêu chuẩn, chi phí có thể lên đến vài chục triệu tùy theo xe còn kính kém chất lượng giá rẻ sẽ làm giảm đáng kể tác dụng bảo vệ của kính chắn gió. Ngay cả khi có tấm kính mới đúng chuẩn, tìm được một xưởng sửa chữa có đủ trang thiết bị và tay nghề để lắp chính xác như kính nguyên bản là việc không dễ. 

Khi kính xe bị nứt cần phải làm gì?

Khi chẳng may kính xe bị nứt hay vỡ, bạn cần cố gắng giữ sạch vết nứt, vỡ đó bằng việc dán decal để tránh bụi bẩn và nước chui vào. Có như vậy, vết nứt vỡ mới đảm bảo độ trong sau khi hàn.

Hạn chế chạy xe. Sử dụng xe càng ít càng tốt trước khi bạn đem xe đến tiệm kính để kiểm tra. Các rung động và chênh lệch nhiệt độ có thể nhanh chóng biến các vết nứt “tí hon” loang nhanh hết toàn bộ kính lái.

Đừng đụng chạm vào vết nứt. Ngoài sự sắc bén, dầu nhờn từ da tay bạn sẽ làm giảm hiệu quả sửa chữa và có khi chỉ cần chạm nhẹ cũng làm cho vết nứt rộng ra.

Đừng có sập mạnh cửa hoặc cốp. Chân không bên trong cabin sẽ tạo ra áp lực bất ngờ lên gioăng kính lái. Hãy hạ một tí kính cửa sổ xuống để tránh tình trạng này.

Sự thay đổi nhiệt độ có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nếu có thể thì tránh để kính bị ẩm ướt và cũng đừng cố sưởi kính. Một trong những động thái này sẽ kích thích các vết nứt do sự thay đổi về nhiệt độ giữa hai mặt kính. Tránh đậu xe dưới ánh nắng trực tiếp vì lý do nêu trên. Nên tìm gara để đậu xe cho đến khi bạn sửa xong.

Xử lý kính xe bị nứt thế nào?

f:id:dichvuhanghoa:20200616124802j:plain

Kính lái bị rạn nứt một vùng rộng bạn nên thay kính mới

Ngoại trừ những vết nứt trên kính lái quá lớn, chủ xe chỉ cần mang kính đi hàn lại mà không cần phải thay thế. Vết nứt kính có thể hàn lại bằng dụng cụ hàn kính của Glasweld hàng đầu trên thế giới xuất xứ từ Mỹ”.

Khi tiến hành hàn kính cần xác định xem vết nứt đó có bị gấp khúc nhiều, bị xoắn hay đã để vết nứt tồn tại trong một thời gian dài mà tùy cách xử lý. Vì nếu kính lái trên chiếc xe của bạn bị nứt lâu mà không xử lý, nước, tạp chất, bụi bẩn sẽ có cơ hội ngấm vào bên trong rất khó khắc phục.

Với những vết nứt xử lý ngay sau vài ngày, các kỹ thuật viên sẽ dùng một hệ thống bơm chuyên dụng, sau đó hút hết hơi ẩm, bụi bẩn và tạp chất ra khỏi vết nứt để tạo đường cho keo hàn kính bơm vào.

Hút hết hơi ẩm, bụi bẩn và tạp chất từ vết nứt sau đó bơm keo hàn kính bằng dụng cụ chuyên dụng

Bước tiếp theo, các kỹ thuật viên vệ sinh lại kính, gắp hết kính vụn ra. Nếu vết hàn vẫn còn kính vụn thì khi hàn lên có màu đục, không được đẹp. Sau khi vệ sinh vết nứt xong, họ vẫn dùng hệ thống bơm đó, bơm keo điền đầy vào vết nứt.

Một vấn đề được đặt ra là, thông thường, kính có rất nhiều màu sắc khác nhau vì thế keo hàn kính khó bơm vào cũng phải có màu đồng nhất để khi hàn xong, người ta khó nhận ra đâu là vết hàn vừa mới thực hiện. Cũng cần tùy vào điều kiện môi trường và khí hậu để chọn loại keo hàn kính phù hợp. Nhà sửa chữa kính Glasweld cung cấp nhiều loại keo dùng cho xứ lạnh, vùng nóng ẩm, vùng nhiệt độ khác nhau để để đảm bảo vết hàn đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn là nên mang đến trung tâm bảo dưỡng uy tín để được hỗ trợ hợp lý và kịp thời.

Sơ lược về quy trình hàn kính

Khi hàn kính, các kỹ thuật viên sẽ làm sạch bề mặt vết rạn nứt bằng cách dùng một máy bơm chuyên dụng để hút hết hơi ẩm và chất bẩn ra khỏi kính, tạo kẽ hở để bơm keo hàn kính vào. Tiếp sau đó, các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh sạch sẽ vùng kính bị rạn nứt sau đó bơm keo hàn kính lấp đầy vào vết nứt. Tùy vào màu sắc của kính và điều kiện môi trường mà thợ hàn sẽ chọn loại keo hàn thích hợp để vết hàn có hiệu quả và thẩm mỹ tốt nhất. 

 Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới, Lái xe mùa mưa bão an toàn với những kỹ năng cơ bản

Lái xe mùa mưa bão an toàn với những kỹ năng cơ bản

Nhiều người vẫn quan niệm ô tô là phương tiện giao thông đa năng, vừa tránh nắng vừa che mưa. Tuy nhiên, nếu thiếu những kỹ năng cần thiết, chiếc ô tô của bạn sẽ “phản chủ” và đem lại cho bạn nhiều rắc rối, đặc biệt là khi lái xe vào mùa mưa bão.

Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, trời mưa sẽ làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển ô tô. Lốp xe cũng giảm độ bám khi vận hành trên mặt đường trơn trượt. Đôi khi đường trơn khiến tài xế mất lái, phanh không kịp... Do đó, nếu trang bị cho mình những kỹ năng xử lý khi lái xe trong mùa mưa sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn và thú vị.

f:id:dichvuhanghoa:20200616114911j:plain

Lái xe an toàn vào mùa mưa bão

Trước khi khởi hành

Nếu nhất thiết phải lái xe trong điều kiện thời tiết mưa bão thì việc đầu tiên là bạn phải liệt kê các tuyến đường cần đi qua trong suốt hành trình, loại bỏ những địa điểm có khả năng bị ngập, bị tắc hoặc ùn và lựa chọn tuyến đường thay thế phù hợp. Điều này có nghĩa bạn phải chấp nhận đi đường vòng xa hơn nhưng đây là biện pháp giúp bạn hoàn thành hành trình theo cách xuất sắc nhất.

Tiếp theo, cần dành thời gian kiểm tra xế cưng, đảm bảo các bộ phận hoạt động bình thường. Các đầu việc cần được kiểm tra gồm có:

  1. Kiểm tra cần gạt nước, kính chắn gió trước/sau. Nếu các bộ phận kể trên có hiện tượng hỏng hóc thì nên thay thế, khắc phục sớm.
  2. Kiểm tra bình nhiên liệu, đảm bảo xăng được bơm đầy bình bởi những tuyến đường tắc sẽ làm xe bạn “ăn” nhiên liệu nhiều hơn bình thường, nhất là khi phải sử dụng cùng lúc nhiều chức năng như: Đèn chiếu, cần gạt nước, máy sưởi…
  3. Không quên dành thời gian xem xét bản tin thời tiết để đánh giá tình hình ngập úng tại tuyến đường mình cần đi.
  4. Lưu số cứu hộ hoặc số điện thoại người có thể hỗ trợ mình khi gặp sự cố.
  5. Kiểm tra lại lốp xe, đảm bảo chúng không quá non hoặc quá căng, tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt trên đường.

Khởi hành an toàn trong mùa mưa bão

1. Di chuyển châm hơn ngày thường

f:id:dichvuhanghoa:20200616114947j:plain

Di chuyển chậm

Không ai có thể lường trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi lái xe mùa mưa bão. Rất nhiều yếu tố khiến người lái gặp rủi ro nhiều hơn bình thường. Chẳng hạn như nước mưa làm đường trơn, khiến độ bám đường bị giảm đi, phanh hoạt động không hiệu quả, xe dễ mất lái khi vào cua hoặc phanh gấp, khó quan sát xe đi ngược chiều… Để đảm bảo an toàn, bạn nên làm chủ tốc độ và cho xe di chuyển chậm hơn tốc độ thường ngày.

  1. Giữ khoảng cách an toàn với phương tiện đi phía trước

Cần phải giữ khoảng cách với xe phía trước xa hơn để trong tình huống phải phanh, mặt đường trơn trượt sẽ làm độ bám của bánh xe giảm. Thông thường, một chiếc ô tô vận hành với tốc độ 60 km/h ở điều kiện đường khô có thể phanh dừng sau 50 m. Tuy nhiên, mặt đường trơn trượt thì quãng đường phanh có thể tăng tới 60m. Do đó, khi lái xe trời mưa, bạn không nên “bám đuôi” xe phía trước với khoảng cách như thường ngày. Cần giữ khoảng cách xa hơn để phòng tránh tai nạn xảy ra.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết xấu cũng làm bạn hạn chế tầm nhìn. Những giọt nước bẩn bắn lên từ xe chạy phía trước sẽ làm bạn bực bội và khó chịu. Do đó, cách tối ưu nhất là giữ khoảng cách an toàn.

  1. Tận dụng đèn pha hoặc đèn đề-mi

Lái xe trời mưa sẽ khó nhận ra xe đi ngược chiều và tài xế lái xe ngược chiều cũng khó phát hiện ra xe bạn nếu không bật đèn pha. Điều cần thiết lúc này là để đèn pha phát huy tối đa công dụng khi lái xe trời mưa, đặc biệt là mưa to. Nếu không, hãy dùng đề-mi (đèn định vị).

  1. Thường xuyên lau kính

f:id:dichvuhanghoa:20200616115127j:plain

Thường xuyên lau kính

Kính xe có chức năng chống dính ướt để nước mưa dễ dàng bị gạt khỏi bề mặt kính, giúp kính trong và có tầm nhìn tốt. Thế nhưng, để có được điều này, bạn phải giữ kính sạch bóng, không để phủ bụi. Kính bị bụi bán sẽ làm hạn chế tầm nhìn bởi nước mưa không dễ bị cần gạt mưa làm sạch. Do đó cần lau kính thường xuyên và sử dụng nước lau lính chuyên dụng.

  1. Châm đủ nước rửa kính khi sử dụng xe mùa mưa

Đây là việc hữu ích để loại bỏ bụi bẩn, nước bẩn bắn lên kính. Nhiều thống kê cho thấy, mùa mưa khiến chủ xe tốn nhiều nước rửa kính hơn.

  1. Kích hoạt tính năng sưởi để ngăn chặn hiện tượng đóng sương trên kính

Nếu trời mưa, độ ẩm không khí tăng lên, nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe chênh lệch nhiều khiến các cửa kính bị đóng sương, làm giảm tầm nhìn. Khi đó, tính năng sưởi sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.

  1. Luôn đặt 2 tay trên vô-lăng

Rất nhiều người chỉ đặt 1 tay lên vô lăng, tay còn lại để tự do. Những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, trong điều kiện thời tiết mưa gió, bạn chỉ sử dụng 1 tay để “vần” vô lăng sẽ dễ rơi vào trạng thái bị động, không phản ứng kịp thời và thiếu chính xác nếu có tình huống bất ngờ.

  1. Không sử dụng điện thoại trong khi lái xe

Việc nhắn tin, nghe gọi điện thoại trong điều kiện thời tiết nắng ráo vốn rất nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi trời mưa bão.

  1. Luôn luôn bật tính năng ổn định điện tử (ESP)

Những dòng ô tô đời mới hiện nay đều trang bị hệ thống ổn định điện tử (ESP). Hệ thống này giúp thân xe hoạt động ổn định hơn, hạn chế mất lái, đặc biệt là trường hợp phải đánh lái, phanh gấp nếu độ bám đường của lốp xe kém. Trên một số dòng xe, hệ thống ổn định điện tử có khả năng tắt/mở chủ động để tạo cảm giác lái thể thao do đó bạn nên chú ý bật hệ thống này khi điều khiển xe ở trời mưa.

  1. Rà phanh dần hoặc chủ động phanh sớm hơn

Cần tập trung lái xe và chủ động phanh sớm hơn hoặc rà phanh dần dần để giảm tốc độ khi nhận thấy rủi ro, hạn chế các tính huống bất ngờ phanh đột ngột, làm mất lái.

Phanh hoạt động kém hiệu quả nếu bánh xe ướt, đường ướt. Nhiều chiếc xe còn bị giảm hiệu năng do bố/má phanh bị dính nước khiến má phanh không “ăn” khi ép vào đĩa phanh. Bạn nên dành thời gian kiểm tra bộ phận này và sẵn sàng thay thế chúng nếu má phanh không ăn.

  1. Không “coi thường” những vũng nước lớn

f:id:dichvuhanghoa:20200616115221j:plain

Không coi thường vũng nước lớn

Ngồi trên xe quan sát thì rất khó đoán biết độ sâu của vũng nước lớn hay đoán biết được bên dưới có ổ gà, hố ga mất nắp hay không. Đơn giản, trong vũng nước chứa một hòn đá to cũng trở thành một cái bẫy hoàn hảo. Hãy thận trọng lái xe từ từ thăm dò, tránh xa những chiếc xe đi ngược chiều bởi vạt nước bắn ra từ xe đi ngược chiều sẽ làm kính xe bạn bị nhòa và bẩn.

  1. Biết sợ khi đối diện với đoạn đường ngập sâu

Nếu cố tình đi vào vùng nước ngập sâu, nguy cơ bị thủy kích rất cao. Hậu quả do thủy kích là làm cong/gãy thanh truyền, block máy, nứt vỡ qui-lát,… kéo theo thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do đó, hãy nhớ thần chú “quay đầu lại là bờ” để bảo toàn tài sản của bạn.

Chăm sóc xe hậu lũ lụt


Sau khi đi qua vùng ngập nước, bạn nên mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng. Trong trường hợp nước tràn vào xe, ngoài việc kiểm tra và sửa chữa động cơ, hệ thống gió… bạn còn phải nhanh chóng làm sạch nội thất.

-  Việc làm sạch nội thất không đơn giản chỉ là lôi thảm ra phơi mà còn là kiểm tra, chăm sóc, vệ sinh hàng loạt bộ phận phức tạp: mút cách âm, ống dẫn khí điều hòa thổi chân, hệ thống điện điều khiển ghế, sưởi ghế, lỗ sạc điện và hệ thống dây dẫn điện điều khiển toàn bộ đèn ở đuôi xe…
-  Ngoài thảm lót sàn, nỉ trải sàn, mút cách âm cũng cần được phơi khô, thậm chí thay thế vì nếu bị ngâm nước lâu, các bộ phận này sẽ bị ải, rách, gây ảnh hưởng đến khả năng chống ồn của sàn xe. Ngoài ra, nấm mốc sinh ra do ẩm uớt ở nỉ sẽ gây mùi khó chịu, có hại cho sức khỏe.
-  Hệ thống ống dẫn khí điều hòa thổi chân cũng cần được làm sạch gấp vì hệ thống này làm bằng nhựa, có dạng ống kín nằm chìm dưới lớp nỉ trải sàn và nếu nước bẩn của các trận ngập lọt vào sẽ ứ đọng làm nảy sinh các dạng vi sinh vật có hại.
- Kiểm tra và sấy khô các giắc cắm, mối chuyển của hệ thống điện. Các đầu tiếp xúc kim loại này có thể bị han gỉ và ảnh hưởng đến khả năng truyền điện cũng như dẫn tới việc chập cầu chì, hỏng đèn hay tê liệt một chức năng nào đó trong xe.
-  Hút, sấy, vệ sinh và khử mùi ghế cùng toàn bộ nội thất để làm sạch xe và đảm bảo tuổi thọ cho xe.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới, Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

Ô tô nhập khẩu, đặc biệt là xe thuộc những thương hiệu hạng sang như Mercedes-Benz được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài cuốn hút, nội thất cao cấp cùng hàng loạt trang bị hiện đại. Thế nhưng, so với xe trong nước, ô tô nhập khẩu chịu nhiều thuế hơn. Vậy xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì trong năm 2019?

f:id:dichvuhanghoa:20200610165709j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?
  1. Giải đáp “xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?”

1.1. Thuế nhập khẩu

Khác với những mẫu xe được sản xuất trực tiếp trong nước, xe ô tô nhập từ nước ngoài về sẽ chịu thuế nhập khẩu với mức thuế theo từng quốc gia mà xe được sản xuất. Cụ thể:

- Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia tại ASEAN: Dựa vào nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN kể từ 1/1/2018 sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn.

Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài.

Có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe.

Phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.

Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng.

Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia khác: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mẫu xe được sản xuất ngoài các quốc gia thuộc ASEAN là 70%. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thông qua, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình bỏ thuế quan đối với ô tô con và linh kiện sau 9 đến 10 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức thuế 0% sẽ được áp dụng:

Sau 7 năm đối với các loại phụ tùng ô tô.

Sau 9 năm đối với ô tô dung tích động cơ trên 2,5 L (với xe chạy diesel) hoặc trên 3.0L (đối với xe chạy xăng).

Sau 10 năm các loại ô tô khác.

1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

f:id:dichvuhanghoa:20200610165737j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế áp dụng với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm hướng dẫn tiêu dùng xã hội và điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 106/2016/QH13 đã sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Luật số 70/2014/QH13. Trong đó, đối với dòng xe có dung tích xilanh từ 2.000cm3 trở xuống, thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh giảm và tăng với dòng xe có dung tích xilanh từ 2000cm3 trở lên:

Loại xe

Mức thuế (%)

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống:

 

- Loại có dung tích xi lanh 2.000 cm3 trở xuống

45

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

60

Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

30

Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

15

Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng

15

Xe ô tô chạy bằng điện:

 

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế Giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016, cách tính thuế Giá trị gia tăng như sau:

Thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Do ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT = 0%) nên chủ sở hữu xe phải trả thêm 10% cho VAT. 

f:id:dichvuhanghoa:20200610165755j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

1.4. Thuế/phí để xe lăn bánh

Tuy nhiên, mức thuế phí để xe lăn bánh là bắt buộc với tất cả các dòng xe, kể cả nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Các mức thuế, phí khách hàng phải đóng để xe lăn bánh trên đường gồm có phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm vật chất xe, phí biển số, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,... 

Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương và loại xe đăng kí mà mức thuế, phí sẽ dao động khác nhau. Ví dụ như, đối với xe du lịch dưới 9 chỗ phí biển số đăng kí tại TP.HCM và Hà Nội sẽ là 20 triệu đồng, trong khi đó các khu vực khác sẽ thấp hơn, khoảng 1 triệu đồng. Hay như phí trước bạ sẽ dao động từ 10-12% tùy địa phương.

  1. Danh sách các chi phí khi đăng ký xe

Song song tìm hiểu “xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?” thì những loại phí kèm theo cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là danh sách một số loại phí mà bạn thường phải chi trả khi mua xe ô tô:

Hạng mục

Biểu phí

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc)

Từ 400.000 VNĐ

Phí đăng kiểm

Từ 340.000 VNĐ

Phí bảo trì đường bộ

Từ 1.560.000 VNĐ

Lệ phí cấp biển số

● TP.HCM: 20.000.000 VNĐ[1][2]

● Hà Nội: 20.000.000 VNĐ

● Các thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã: 1.000.000 VNĐ.

● Các khu vực khác: 200.000 VNĐ

Thuế trước bạ ô tô

Theo quy định, lệ phí trước bạ được tính tùy vào từng địa phương. Ngoài ra, kể từ năm 2018 thì loại thuế này được áp dụng cho cả xe ô tô mới và cũ. Theo quy định chung tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì mức phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10%. Các tỉnh thành có thể áp mức cao hơn tùy từng địa phương mình nhưng không được trên 15%. Ví dụ, tại TP.HCM, thuế trước bạ đang là 10%.

Cùng với những loại phí trên, còn có một số loại phí khác mà nhân viên bán hàng sẽ tư vấn đến bạn khi mua xe.

 Xem thêm: Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

Lái xe khi đi giày cao gót cực kỳ nguy hiểm, rất dễ gây ra những sự cố đáng tiếc, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng như vụ nữ tài xế lái Mercedes GLC. Vậy phụ nữ nên làm gì khi đi giày cao gót nhưng buộc phải lái xe?

f:id:dichvuhanghoa:20200609183320j:plain

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

sáng ngày 20.11 đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và hy hữu. Chiếc Mercedes GLC 250 mới tậu đã bị cháy trơ khung sau khi đâm liên tiếp vào nhiều xe máy kéo lê hàng chục mét khiến 1 phụ nữ 27 tuổi tử vong và 3 người khác bị thương. Tại cơ quan công an, nữ tài xế Vũ Thị Hồng Thái cũng là chủ nhân chiếc Mercedes GLC 250 khai nhận khi tới điểm dừng đèn đỏ do mất bình tĩnh và chiếc giày cao gót nên đã đạp nhầm chân ga. Chiếc xe của bà Thái là xe chính chủ, mới mua được ít ngày.

Không rõ đây là tình tiết được nữ tài xế khai để giảm tội hay không nhưng việc giày cao gót là tác nhân gây tai nạn giao thông với nữ giới không phải là chuyện lạ. Thậm chí, ở một số nước đi giày cao gót lái xe là hành vi bị cấm tương tự như không thắt dây an toàn.

Bỏ giày cao gót lái xe có an toàn?

Câu trả lời là Không nếu trong trường hợp bạn bỏ giày cao gót để lái xe với đôi chân trần hoặc dép lê dự phòng. Với những người có ý thức về sự nguy hiểm của giày cao gót hoặc cảm thấy bất tiện khi lái xe với loại giày này họ thường bỏ ra khi ngồi vào vị trí lái. Tuy nhiên, nếu lái với chân trần không giúp lái xe bớt rủi ro hơn bởi bàn đạp ga và phanh vốn làm bằng kim loại có độ lồi lõm để tạo ma sát khiến việc thao tác khó khăn, kém dứt khoát hơn, đặc biệt là khi cần phanh gấp. Việc luân chuyển giữa hai bàn đạp với chân trần cũng có thể khiến lái xe bị thương tiềm ẩn nguy cơ mất bình tĩnh gây tai nạn.

Trong trường hợp tài xế sử dụng dép lê hay những loại dép phổ thông đi trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chẳng kém gì giày cao gót. Bởi dép lê có thể bị tuột, mũi dép hở có thể bị mắc vào bàn đạp khiến hành động phanh hay đạp ga diễn ra không chính xác. Chưa kể tới việc mồ hôi chân có thể khiến dép dễ trơn trượt hay tiết diện dép lớn gây vướng víu, làm tăng nguy cơ nhầm lẫn trong các thao tác xử lý tình huống khẩn cấp.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ mới chỉ cẩn thận 1 nửa khi bỏ giày cao gót nhưng lại để ngay ở sàn xe. Điều này còn nguy hiểm hơn bởi trong lúc di chuyển rất có thể những chiếc giày cao gót không được sử dụng sẽ tung tăng “đi lại” và có thể bị kẹt trong chân phanh bất kỳ lúc nào. Nếu trường hợp này xảy ra, ngay cả khi tài xế không nhầm lẫn cũng không thể phanh khi cần dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng.

Làm thế nào để lái xe an toàn khi đi giày cao gót?

f:id:dichvuhanghoa:20200609183341j:plain

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

Đơn giản là bỏ giày cao gót và thay thế nó bằng các loại giày phù hợp. Trong đó, điều kiện tiên quyết là giày thay thế phải có đế bằng, có phần cố định gót chân, tiết diện đế nhỏ gọn không quá mỏng cũng không quá dày, cứng và hạn chế tối đa dây buộc lòng thòng hay khó sử dụng. Đáp ứng tốt nhất cho những tiêu chí kể trên là loại giày búp bê hay giày lười dành cho phụ nữ.

Đây là loại giày rất phù hợp khi lái xe bởi đeo và tháo nhanh, mũi giày và đế gọn gàng có độ dày vừa phải, độ bám tốt giúp lái xe linh hoạt trong mọi thao tác bao gồm cả việc… tháo giày khi xuống xe. Với loại giày “hỗ trợ” này không cần thiết phải quá đẹp hay đắt tiền để không khiến lái xe phân tâm khi sử dụng. Tất nhiên, sau khi thay giày mới đôi giày cao gót luôn phải được để tách biệt với sàn khoang lái, khoang ghế phụ lúc này có thể nói là giải pháp tốt nhất.

3 “nên” cần lưu ý khi lái xe ô tô cho chị em không nên lái xe mang giày cao gót

f:id:dichvuhanghoa:20200609183356j:plain

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

Tốt nhất để tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông cho mình và người khác các chị em nên thực hiện quy tắc 3 ‘nên” sau:

– Nên sử dụng giày đế mỏng, phẳng khi lái xe. Hoặc chị em vẫn có thể mang giày cao gót nhưng khi đã lái xe thì mọi người nên chuẩn bị sẵn đôi dép đến bằng ở trong xe để điều khiển xe dễ dàng hơn.

– Nên ngồi đúng tư thế: Đây là bước quan trọng để người lái xe có thể thoải mái nhất, chủ động trên ghế ngồi về trên đường trường. Đặc biệt nên nắm vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe. Lúc này gót chân để thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng ức chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm chân ga, chân phanh. 

– Nên giữ tinh thần luôn tỉnh táo, tập trung: Cuộc sống bận rộn có thể khiến chị em phụ nữ thường xuyên bị stress, mệt mỏi vì vừa phải lo toan cho gia đình, vừa lo các công tác xã hội. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi khả năng quan sát và xử lý tình huống không được nhanh nhạy nữa. Từ đó có thể gây ra một số vụ tai nạn đáng tiếc trên đường.

Trên đây là những cảnh báo cũng như mẹo nhỏ giúp chị em chọn được đôi giày phù hợp nhất thay thế giày cao gót khi ngồi sau vô lăng khi lái xe để có một chuyến đi an toàn nhất nhưng không bỏ lỡ những bữa tiệc, sự kiện nơi giày cao gót là phụ kiện không thể thiếu của phái đẹp.

 Tìm hiểu thêm: Quy định mới về học sát hạch câp phép giấy lái xe ô tô, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020

Với những quy định mới bổ sung từ năm 2020, việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô sẽ được thắt chặt, độ khó trong các bài học, thi lý thuyết và thực hành theo đó cũng tăng lên so với trước đây.

Bắt đầu từ năm 2020, việc học, thi lấy giấy phép lái xe (GPLX) ô tô các hạng tại Việt Nam chính thức áp dụng những quy định mới theo nội dung tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017 về việc đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180332j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020

Theo đó, ngoài việc bổ sung công nghệ mới nhằm giám sát, đào tạo học viên, các Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp GPLX sẽ áp dụng thêm các môn học mới, tăng độ khó cho các bài thi lý thuyết cũng như thực hành. Dưới đây là 5 quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô tại Việt Nam từ năm 2020 mà những học viên tham gia học, thi lấy GPLX cần biết:

  1. Bổ sung thêm các môn học mới

Bên cạnh các môn học về cấu tạo sửa chữa ô tô, nghiệp vụ vận tải, Kỹ thuật lái xe… Bắt đầu từ năm 2020, theo quy định tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, các học viên học lái xe sẽ phải học thêm các môn Đạo đức, Văn hoá giao thông và Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Thời lượng học ít nhất được quy định với loại bằng B1 là 14 giờ, bằng B2, C là 20 giờ.

Những môn học mới được bổ sung sẽ góp phần giúp học viên thấy nâng cao ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180351j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020
  1. Sử dụng thiết bị mô phỏng trong việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX

Trước đây, học viên học lái xe ô tô chỉ học lý thuyết và thực hành… sau đó tham gia thi sát hạch để được cấp GPLX. Tuy nhiên với quy định mới, bắt đầu từ năm 2020 ngoài phần lý thuyết, thực hành, các học viên sẽ được học thêm các nội dung mới trên thiết bị mô phỏng đào tạo lái xe. Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, thiết bị này bao gồm: hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ô tô.

Việc thi sát hạch của học viên theo đó cũng được bổ sung thêm phần thi thực hành trên thiết bị mô phỏng các tình huống giao thông. Trình tự thi sát hạch gồm phần thi lý thuyết, lái xe bằng phần mềm mô phỏng, lái xe trên sa hình thực tế và lái xe trên đường trường.

  1. Tăng cường giám sát học viên tham gia khóa đào tạo lái xe ô tô

Theo quy định mới, từ năm 2020 các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị, duy trì cabin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Bên cạnh đó, từ ngày 1.5.2020 các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát và nhận dạng học viên trong thời gian học lý thuyết. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180411j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020
  1. Lắp camera giám sát các bài thi sát hạch cấp GPLX

Bắt đầu từ ngày 1.1.2020, việc thi lý thuyết cũng như thực hành của các học viên sẽ được gắn camera giám sát để truyền trực tiếp hình ảnh thông tin về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Điều này nhằm mục đích giúp các cơ quan quản lý an toàn giao thông, cơ quan công an có thể giám sát quá trình sát hạch cấp GPLX.

Theo đó, các trung tâm thi sát hạch cấp GPLX sẽ được lắp hệ thống camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài thi: xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. Hệ thống sử dụng camera IP, có độ phân giải HD trở lên, có giao diện tương tác, kết nối đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn mở ONVIF, được đồng bộ về thời gian với máy chủ sát hạch lý thuyết, máy tính điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình. Đảm bảo kết nối trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh (dạng video) về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, lưu trữ

  1. Tăng số lượng câu hỏi lý thuyết thi sát hạch cấp GPLX

Từ năm 2020, số lượng câu hỏi trong một đề sát hạch cấp GPLX cũng sẽ được tăng thêm từ 450 câu lên thành 600 câu.

Các bài thi hạng B2, C, D, E, F cũng sẽ được thay đổi. Trong tổng cộng 600 câu hỏi của bộ đề thi sẽ có 100 câu mang tính cơ bản, cốt lõi mà người lái xe phải hiểu, nhớ và luôn thực hiện đúng trong suốt quá trình lái xe để tham gia giao thông an toàn.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180424j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020
  1. Bổ sung nội dung lái xe an toàn và tác hại của rượu, bia

Theo quy định mới, nội dung lý thuyết được bổ sung dù thời gian dành cho từng phần vẫn giữ nguyên. Môn “Đạo đức người lái xe và văn hóa tham gia giao thông” được thay đổi thành “Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông”

  1. Cấp giấy phép lái xe theo mẫu mới

Từ ngày 1/6/2020, giấy phép lái xe mới sẽ chứa mã số riêng theo từng cơ sở đào tạo. GPLX cấp mới sẽ có QR code để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của cơ sở đào tạo lái xe. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng thống kê được số lượng và loại lỗi vi phạm của cựu học viên theo từng cơ sở đào tạo lái xe.

 Tìm hiểu thêm: Các trường hợp tài xế được dừng trên cao tốc, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng