Công nghệ May là gì? Tìm hiểu về ngành may mặc

Hiểu một cách đơn giản, May thời trang là ngành nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thông sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất.
Hiện nay, may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt may là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.

f:id:dichvuhanghoa:20200221121334j:plain

Công nghệ May là gì? Tìm hiểu về ngành may mặc

Vị trí, vai trò ngành công nghệ may

Hiện nay may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên qua hàng năm.Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga...

 Hiện nay, dệt may vẫn duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Năm 2009, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 6 của Hiệp hội thời trang châu Á, và như vậy vị thế của Việt Nam đã được khẳng định trong nhiệm vụ có tính chiến lược về sản phẩm thiết kế thời trang cũng như việc thực hiện giá trị gia tăng cốt lõi của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.

Đây cũng là ngành có nhu cầu lao động cao, do đó ngành dễ dàng giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thôn, từ đó góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn.

Đặc điểm ngành công nghệ may và yêu cầu đối với người lao động

May mặc là ngành nhằm thỏa mãn, đáp ứng và gắn liền với nhu cầu của con người, do đó sản phẩm rất đa dạng nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội. Đây cũng là ngành cần rất nhiều nhân lực ở nhiều bộ phận khác nhau với nhiều trình độ khác nhau. www.huongnghiepviet.com

Môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều người, với nhiều phương tiện máy móc và vật liệu, chất liệu khác nhau đòi hỏi người người lao động cần có khả năng thích nghi và tinh thần hợp tác, làm việc nhómcao. Bên cạnh đó may mặc là ngành không chỉ chú trọng đến chất lượng mà còn sản lượng sản xuất, do đó áp lực công việc sẽ không ít, do đó người lao động cần có sức khỏe tốt, tinh thần làm việc cao và khả năng chịu áp lực cao.

Cơ hội việc làm của ngành công nghệ may là nhiều

Cho lĩnh vực ngành này hiện nay rất nhiều, vì hiện nay tại mỗi địa phương đều có các công ty, tập đoàn may mặc rất nhiều trong các khu công nghiệp. Học ngành may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:

  • Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triển mẫu.
  • Đảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất.
  • Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản lý đơn hàng.
  • Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm: KCS, QC, QS
  • Định mức giá cho sản phẩm
  • Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may
  • Dẫn dắt một bộ phận nhỏ: chuyền trưởng, may mẫu
  • Hoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân.

Hiện nay tất cả các công ty tập đoàn may mặc đều sản xuất theo dây chuyền và công nghệ hiện đại và cập nhật theo thời gian nên người lao động sẽ được thường xuyên cập nhật và đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề như được cử đi học ở nước ngoài, qua công công ty mẹ,.... Do đó cơ hội thăng tiến và phát triển nếu có năng lực.

Những cơ hội mới cho ngành Dệt may Việt Nam

Có thể nói, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp chuyển sang kinh tế tri thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất, từ đó, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện, thu nhập của người lao động theo đó cũng tăng cao hơn.

f:id:dichvuhanghoa:20200221121352p:plain

Công nghệ May là gì? Tìm hiểu về ngành may mặc

Nghiên cứu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, nhà máy sợi theo mô hình 4.0 cho phép giảm tới 70% lao động và giảm năng lượng sử dụng tới 25%; Nhà máy dệt nhuộm 4.0 giúp giảm 30% lao động, giảm 50% lượng nước sử dụng cho nhuộm và 50% năng lượng tiêu hao. 10 năm trước đây 10 nghìn cọc sợi phải dùng đến trên 110 lao động thì đến nay, những doanh nghiệp tiên tiến nhất của Việt Nam với 10 nghìn cọc sợi chỉ cần 25-30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước đây. Nói cách khác, năng suất lao động trên đầu người đã tăng gần 4 lần trong thời gian qua.

Trong ngành Dệt cũng có sự thay đổi, với 400-500 vòng/phút trước đây lên tới 1.000-2.000 vòng/phút là phổ biến hiện nay. Đặc biệt, sự liên kết dữ liệu giữa các thiết bị dệt lẻ về năng suất, chất lượng, loại lỗi đã làm thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhà máy dệt. Ngành Nhuộm trong nước trước đây phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của những người làm ra công thức màu và kiểm soát quá trình nhuộm trong máy. Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra dữ liệu ngày càng lớn, khiến công đoạn nhuộm ít phụ thuộc vào tay nghề kỹ thuật của người làm công thức và từ đó ổn định được chất lượng nhuộm, ổn định được công thức nhuộm và tăng tỷ lệ nhuộm chính xác ngay lần đầu. Trước đây, tỷ lệ nhuộm chính xác lần đầu chỉ từ 70-8% thì nay có nhiều nhà máy tỷ lệ nhuộm chính xác lần đầu có thể lên tới 95-98%.

Đối với ngành May, xu thế sử dụng robot hoặc các thiết bị tự động hóa cho các khâu kỹ thuật khó hoặc các bước công việc lặp đi lặp lại đang được quan tâm. Sử dụng robot trong khâu trải vải, cắt có thể giúp giảm tới 80% lao động, tiết kiệm được 3% nguyên vật liệu; trong các công đoạn khó như bổ túi, tra tay, vào cổ… sử dụng thiết bị, robot tự động sẽ làm giảm đáng kể số lao động. Một ứng dụng quan trọng khác của công nghệ 4.0 đối với ngành May đó là khâu thiết kế và công nghệ in 3D sẽ giúp cho việc định hình từng sản phẩm hiệu quả.

Ngoài ra, xu thế của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là quan tâm đến sản xuất sạch, sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội… cũng đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư, đổi mới công nghệ. Như vậy, cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cho ngành Dệt may Việt Nam khá rõ rệt, thế nhưng đầu tư công nghệ theo hướng 4.0 đòi hỏi vốn lớn, lãi phải trả cho chi phí đầu tư cao. Thực tế này đặt ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, vốn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế thấp.

Xem thêm: Bảng giá xe tải gắn cẩu mới nhất thị trường,