Dự án giao thông quan trọng Hà Nội năm 2022

Đẩy nhanh các dự án giao thông quan trọng

Mục tiêu của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 là sẽ hoàn thành đến tuyến đường 3.5

Thông tin từ UBND thành phố Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải lập, trình thẩm định phê duyệt 4/4 đồ án quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 về mạng lưới đường bộ, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, mạng lưới đường sắt, phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay...

>> Tìm hiểu thêm:

Cùng với đó là tập trung đẩy nhanh hoàn các công trình quan trọng của thành phố trong giai đoạn 2021-2026. Đó là nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức); hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3 (quận Thanh Xuân); hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai); cầu vượt tại nút giao đường Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa)…

Đường vành đai 2 trên cao, một con đường hiện đại của Thủ đô

“Giai đoạn đầu tư công 2021-2025, thành phố sẽ hoàn thành một số tuyến đường vành đai 3, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5. Theo phân cấp đầu tư giữa thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư vành đai 3.5 trở lại, còn vành đai 4 và 5 là Bộ Giao thông Vận tải đầu tư. Mục tiêu của thành phố giai đoạn 2021-2025 là sẽ hoàn thành tuyến đường 3.5”, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội cho biết./. 

Cần đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô đã có nhiều khởi sắc, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt, Thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong đó, xe buýt là nền tảng phát triển. Tuy nhiên, mạng lưới hạ tầng giao thông công cộng hiện còn đang “đuối hơi” so với nhu cầu phát triển, không theo kịp với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân.

Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại

Trước đó, trên trục đường Trần Phú đoạn cổng Học viện An ninh Nhân dân hướng đi Nguyễn Trãi ghi nhận tình trạng ùn tắc kéo dài vào sáng 8/4. Đáng nói, đây từng là điểm đen ùn tắc từng được Sở GTVT Hà Nội công bố đã xử lý dứt điểm trong năm 2021. Làn đường rộng bậc nhất Thủ đô (gần 20m) nêm chặt người xe. Nhiều người không thể kiên nhẫn đã len lỏi chuyển làn. Chỉ vài phút sau đó trên vỉa hè cũng chật ních phương tiện.

Tương tự, trên đường Trường Chinh hướng đi từ đường Láng cũng trở thành điểm đen ùn tắc ngay sau khi thông xe đường Vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã tư Vọng - Ngã Tư Sở. Đến nay, dù được tổ chức lại giao thông, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu, đóng làn đường hướng Tây Sơn nhưng tình trạng ùn tắc ở đây vẫn rất phức tạp.

Tại nút giao Ngã Tư Sở - Trường Chinh - Láng, do các phương tiện từ đường Vành đai 2 trên cao ùn ùn đổ xuống, xen lẫn vào dòng người đông đúc bên dưới khiến giao thông tắc cứng.

Không chỉ trên các tuyến đường trên, tình trạng ùn tắc giao thông còn diễn biến phức tạp trên nhiều tuyến đường trục chính trên địa bàn TP như: Xuân Thủy - Cầu Giấy; Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Tố Hữu - Lê Văn Lương.

Các chuyên gia giao thông nhận định, hàng năm Hà Nội đề ra mục tiêu xóa từ 8 đến 10 điểm đen ùn tắc giao thông và giảm từ 5%-10% tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Trên cơ sở khảo sát của liên ngành CA và Sở GTVT và đề xuất của các quận chọn những điểm nguy cơ nhất thì làm trước.

Do đó, phải quy hoạch lại mạng lưới giao thông nội đô, phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe máy. Cải thiện số lượng và chất lượng dịch vụ xe buýt trong định hướng phát triển giao thông công cộng.

Bởi, chừng nào giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì chừng ấy người dân vẫn phải sử dụng phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông chưa thể giảm.

Khi vận tải công cộng đã phát triển đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân vẫn cần phải có thêm các giải pháp đồng bộ khác đi kèm, như vậy mới có thể cải thiện ùn tắc, tiến tới giảm ùn tắc giao thông một cách bền vững.

Để giải quyết những khó khăn về hạ tầng giao thông, Hà Nội đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Triển khai các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trật tự giao thông; tuyên truyền, vận động để người dân tăng cường sử dụng phương tiện công cộng; hoàn thiện, xây dựng nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu hành khách công cộng đến năm 2020 đáp ứng 20%-25% nhu cầu đi lại của người dân.

Theo Sở GTVT Hà Nội, với xe buýt, Hà Nội sẽ chú trọng nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố, trục giao thông chính có đủ mặt bằng, điều kiện. Thành phố lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe buýt gần 10 tuyến phố. Cùng với đó, Sở GTVT rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ôtô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện VTCC khối lượng lớn như buýt nhanh - BRT, đường sắt đô thị… Ngoài xe buýt truyền thống, hiện VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hà Nội đã có thêm các loại hình xe buýt nhanh, xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch CNG, và từ năm 2021 sẽ có thêm loại hình xe buýt điện.

Trong năm 2021, Sở GTVT Hà Nội đã lên phương án để giải quyết dứt điểm các điểm ùn nghiêm. Để hạn chế ùn tắc, Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng CSGT (CA TP Hà Nội) triển khai các giải pháp như: Cải tạo hạ tầng; tổ chức lại giao thông; tăng cường lực lượng chức năng điều tiết, phân luồng giao thông; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu; đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Theo yêu cầu trong năm 2021 giải quyết dứt điểm 10 điểm ùn tắc. Trong đó, đặc biệt tập trung theo dõi và xử lý các điểm “nóng”, như: Nút giao Phùng Chí Kiên - Hoàng Quốc Việt, nút giao cầu 361 - đường Nguyễn Khang, điểm quay đầu Trung Văn - Tố Hữu, lối lên đường Vành đai 3 đoạn nút giao BigC, nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ, Linh Đường - Nguyễn Hữu Thọ./.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông quan trọng

Từ đầu năm 2022, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án giao thông quan trọng.

Tuy nhiên, giá nguyên vật liệu xây dựng và chi phí nhân công tăng cao, trong khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên địa bàn đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ ở một số công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, công trình xây dựng của doanh nghiệp.

Công trình giao thông trọng điểm Hà Nội

Gần đây, thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông trọng điểm.

Cụ thể, đưa vào sử dụng 51 dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng giao thông; 6 nhánh lên xuống cầu cạn Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch-cầu Thăng Long); triển khai phương án tiếp nhận, bàn giao và đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 2A-Cát Linh-Hà Đông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Thành phố hiện phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm khác như công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, hầm chui Lê Văn Lương, đường Vành đai 3.

Việc triển khai hiệu quả nhiều công trình giao thông trọng điểm góp phần tăng năng lực hạ tầng giao thông; giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan đô thị.

Dự án xây dựng đường Vành đai 2 trên cao trục cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở được khởi công từ tháng 4/2018, với tổng mức đầu tư 9,4 nghìn tỷ đồng và tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 5km.

Hiện tại đoạn Ngã Tư Sở-Ngã Tư Vọng đã hoàn thành, thông xe đi vào vận hành. Đoạn cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Vọng đang được chủ đầu tư huy động phương tiện máy móc, nhân lực thi công tăng ca, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao để đẩy nhanh tiến độ thi công theo đúng cam kết.

Đến nay, tiến độ gói thầu đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Chợ Mơ đã hoàn thành trên 90% khối lượng, công việc còn lại như lắp đặt lan can, tường chống ồn... đang được tập trung thực hiện để hoàn thành trước ngày 20/4/2022.

Hiện toàn bộ phần dưới của gói thầu từ Chợ Mơ đến Ngã Tư Vọng đã hoàn thành và dự kiến cuối tháng 12/2022 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến.

Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, khởi công tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,5 km. Đến nay, dự án đã hoàn thành 43% khối lượng công việc; trong đó, 90% số cột trụ đã hoàn thành và đường dẫn vượt bãi sông đang dần hoàn thiện.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sau khi khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao sẽ tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố, đồng thời giải quyết bớt áp lực cho tuyến giao thông trọng điểm của Thủ đô, nhất là giảm tải lưu lượng xe trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3.

Dự án hầm chui Lê Văn Lương-Vành đai 3 được khởi công tháng 10/2020 có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng với tổng chiều dài 475m; trong đó, hầm kín là 95m, hầm hở và gờ chắn dài 380m (mỗi bên dài 190m); mặt cắt ngang gồm 2 hầm riêng biệt, mỗi hầm rộng 7,75m, gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,5m/làn.

Cùng thực hiện dự án là thu hẹp hai hè để mở rộng đường Lê Văn Lương với chiều dài 315 m và mở rộng đường Tố Hữu với chiều dài 390m.

Nhà thầu đang thi công lắp đặt hệ thống điện và nước đi ngầm...; phấn đấu hoàn thành dự án và đưa vào khai thác trong quý 4/2022, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại nút giao theo hướng đường Lê Văn Lương-Tố Hữu và giảm ô nhiễm môi trường./.

>> Xem thêm: Xe chở hàng siêu trường, siêu trọng lưu thông như thế nào?

Nguồn: Tổng hợp