Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

Ô tô nhập khẩu, đặc biệt là xe thuộc những thương hiệu hạng sang như Mercedes-Benz được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài cuốn hút, nội thất cao cấp cùng hàng loạt trang bị hiện đại. Thế nhưng, so với xe trong nước, ô tô nhập khẩu chịu nhiều thuế hơn. Vậy xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì trong năm 2019?

f:id:dichvuhanghoa:20200610165709j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?
  1. Giải đáp “xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?”

1.1. Thuế nhập khẩu

Khác với những mẫu xe được sản xuất trực tiếp trong nước, xe ô tô nhập từ nước ngoài về sẽ chịu thuế nhập khẩu với mức thuế theo từng quốc gia mà xe được sản xuất. Cụ thể:

- Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia tại ASEAN: Dựa vào nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN kể từ 1/1/2018 sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn.

Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài.

Có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe.

Phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.

Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng.

Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia khác: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mẫu xe được sản xuất ngoài các quốc gia thuộc ASEAN là 70%. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thông qua, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình bỏ thuế quan đối với ô tô con và linh kiện sau 9 đến 10 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức thuế 0% sẽ được áp dụng:

Sau 7 năm đối với các loại phụ tùng ô tô.

Sau 9 năm đối với ô tô dung tích động cơ trên 2,5 L (với xe chạy diesel) hoặc trên 3.0L (đối với xe chạy xăng).

Sau 10 năm các loại ô tô khác.

1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

f:id:dichvuhanghoa:20200610165737j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế áp dụng với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm hướng dẫn tiêu dùng xã hội và điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 106/2016/QH13 đã sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Luật số 70/2014/QH13. Trong đó, đối với dòng xe có dung tích xilanh từ 2.000cm3 trở xuống, thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh giảm và tăng với dòng xe có dung tích xilanh từ 2000cm3 trở lên:

Loại xe

Mức thuế (%)

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống:

 

- Loại có dung tích xi lanh 2.000 cm3 trở xuống

45

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

60

Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

30

Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

15

Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng

15

Xe ô tô chạy bằng điện:

 

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế Giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016, cách tính thuế Giá trị gia tăng như sau:

Thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Do ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT = 0%) nên chủ sở hữu xe phải trả thêm 10% cho VAT. 

f:id:dichvuhanghoa:20200610165755j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

1.4. Thuế/phí để xe lăn bánh

Tuy nhiên, mức thuế phí để xe lăn bánh là bắt buộc với tất cả các dòng xe, kể cả nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Các mức thuế, phí khách hàng phải đóng để xe lăn bánh trên đường gồm có phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm vật chất xe, phí biển số, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,... 

Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương và loại xe đăng kí mà mức thuế, phí sẽ dao động khác nhau. Ví dụ như, đối với xe du lịch dưới 9 chỗ phí biển số đăng kí tại TP.HCM và Hà Nội sẽ là 20 triệu đồng, trong khi đó các khu vực khác sẽ thấp hơn, khoảng 1 triệu đồng. Hay như phí trước bạ sẽ dao động từ 10-12% tùy địa phương.

  1. Danh sách các chi phí khi đăng ký xe

Song song tìm hiểu “xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?” thì những loại phí kèm theo cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là danh sách một số loại phí mà bạn thường phải chi trả khi mua xe ô tô:

Hạng mục

Biểu phí

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc)

Từ 400.000 VNĐ

Phí đăng kiểm

Từ 340.000 VNĐ

Phí bảo trì đường bộ

Từ 1.560.000 VNĐ

Lệ phí cấp biển số

● TP.HCM: 20.000.000 VNĐ[1][2]

● Hà Nội: 20.000.000 VNĐ

● Các thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã: 1.000.000 VNĐ.

● Các khu vực khác: 200.000 VNĐ

Thuế trước bạ ô tô

Theo quy định, lệ phí trước bạ được tính tùy vào từng địa phương. Ngoài ra, kể từ năm 2018 thì loại thuế này được áp dụng cho cả xe ô tô mới và cũ. Theo quy định chung tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì mức phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10%. Các tỉnh thành có thể áp mức cao hơn tùy từng địa phương mình nhưng không được trên 15%. Ví dụ, tại TP.HCM, thuế trước bạ đang là 10%.

Cùng với những loại phí trên, còn có một số loại phí khác mà nhân viên bán hàng sẽ tư vấn đến bạn khi mua xe.

 Xem thêm: Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng