So Sánh Logistics Và Forwarder

Khái niệm về logistics và forwarder khá rõ nhưng nhiều người nhầm tưởng vì vai trò của một forwarder trùng khớp đối công ty logistics. Nếu bạn còn nhầm lần về hai khái niệm này, hãy thử phân biệt thông qua bài viết dưới đây.

f:id:dichvuhanghoa:20200226173906j:plain

So Sánh Logistics Và Forwarder

Phân tích khái niệm logistics và forwarder

Để phân biệt sự khác nhau giữa logistic và forwarder, trước tiên bạn cần nắm khái quát định nghĩa của hai loại hình dịch vụ này. Theo đó:

Freight forwarding còn được gọi là giao nhận vận tải. Theo đó forwarder là đơn vị sẽ đứng ra làm trung gian, tiếp nhận hàng hóa của khách hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp có giá tốt (đường biển seafreight, đường bộ trucking hoặc đường hàng không airfreight) nhằm đảm bảo giao hàng theo đúng thỏa thuận theo hợp đồng đã ký với chủ hàng. Bên cạnh đó họ cũng có phục vụ các dịch vụ đi kèm như thông quan, lưu trữ, đóng kiện hàng,…

Có thể ngầm hiểu Freight Forwarder như một nhà cung cấp dịch vụ Logistics thuộc bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL), họ không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển. Họ giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm).

Một freight forwarder quốc tế (International freight forwarders) thường xử lý các lô hàng quốc tế, đoán xét được đường đi của dòng hàng hóa.

Logistics: Không có thuật ngữ nào có thể khái quát toàn bộ được ý nghĩa của logistics, thường được sử dụng như “dịch vụ hậu cần”. Logistics đóng vai trò quan trong trong chuỗi cung ứng thường bao gồm các hoạt động chính như hoạch định cung cầu, lưu trữ, quản trị tồn kho, kiểm soát, vận chuyển, luân chuyển, đóng gói, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa,…để đảm bảo tối ưu quá trình hàng hóa chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Vậy logistic và forwarder khác nhau ở điểm nào?

Về cơ bản, các hoạt động của forwarder chỉ gói gọn trong việc xử lý vận chuyển hàng hóa (bằng các phương thức vận tải) từ điểm đi tới điểm đích theo hợp đồng. Trong khi đó, logistics sẽ bao gồm nhiều hoạt động hơn, có tính tổng thể hơn và cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu của khách hàng, trong đó bao gồm cả forwarding.

f:id:dichvuhanghoa:20200226173932j:plain

So Sánh Logistics Và Forwarder

Như vậy có thể nói rằng, forwarding là một bộ phận/một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics.

Một điều đáng lưu ý, một công ty logistics không bắt buộc phải có đầy đủ tất cả các dịch vụ nêu trên. Còn các công ty cung cấp đơn lẻ về lưu kho, vận tải, giao nhận, đóng gói hay làm dịch vụ thông quan,…sẽ làm một hoặc một số dịch vụ liên quan tới logistics.

Riêng đối với forwarder, khi có nhiều khâu tương đồng với logistics (như thông quan, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa quy mô quốc tế,…), họ thường tự nhận là công ty logistics để tăng sự quy mô lẫn uy tín của mình trên thị trường. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến việc nhầm lẫn của nhiều người.

Ví dụ cụ thể về forwarder và logistics

Ví dụ công ty A kinh doanh về vải vóc và đang muốn xuất khẩu một lô hàng sang Mỹ. Và họ quyết định thuê một công ty B làm dịch vụ cho mình, ký hợp đồng theo Điều kiện CIF trong Incoterms 2010 (Cost, Insurance, Freight). Với các mô tả cụ thể dưới đây bạn có thể dễ dàng hình dung về cách thức hoạt động của dịch vụ forwarding hay logistics.

f:id:dichvuhanghoa:20200226173948j:plain

So Sánh Logistics Và Forwarder

Công ty B là công ty Forwarder nếu đáp cung cấp các dịch vụ sau

Chuyển hàng nội địa (Trucking)

Liên hệ hãng tàu để thương lượng giá và đặt chỗ (Booking)

Làm các giấy tờ hải quan để thông quan cho lô hàng

Tiến hành đóng hàng của container A chung với các lô hàng có cùng cảng đến trong kho CFS – điểm thu gom hàng lẻ. (Nếu lô hàng có số lượng lớn thì không cần thu gom hàng lẻ đóng hàng chung mà có thể tiến hành vận chuyển nguyên lô)

Liên hệ để xin các loại giấy tờ như Kiểm dịch, Giám định hàng,…

Làm các thủ tục liên quan tại Cảng để đưa hàng hóa lên tàu theo lịch đã booking trước đó.

Làm thủ tục và đóng phí cước để nhận B/L (Bill of Lading)

Tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa nếu có yêu cầu
Xin C/O (Certificate of Origin), tức là Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa.

Bàn giao lại các chứng từ, hồ sơ liên quan sau khi hoàn thành giao nhận hàng hóa

Công ty B cũng có thể làm đại diện cho công ty A để thực hiện các thủ tục khác nếu bên A có yêu cầu.

Trên đây là những việc một công ty forwarder có thể đáp ứng cho bạn. Còn những vấn đề như sản xuất, lưu trữ-quản lý tồn kho, hoạch định về cung cầu, đóng gói, dán nhãn sản phẩm, phân loại sản phẩm cụ thể,… thì sẽ do công ty A tự thực hiện.

Công ty B là công ty logistics nếu đáp cung cấp các dịch vụ sau

Lưu trữ hàng hóa của bên A, sau đó phân phối chúng theo đơn đặt hàng mà bên A đưa xuống

Phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của bên A (đảm bảo về số lượng, khối lượng, quy chuẩn đóng gói,,…)

Dãn nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng

Thực hiện Booking hãng tàu. Bên B cũng có thể tự đứng ra để cấp HBL cho bên A (House Bill of Lading – Vận đơn đường biển), sau đó thuê tàu chở hàng sang đích yêu cầu.

Vận chuyển bằng đường bộ (trucking)

Làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa

Xem xét để thực hiện đóng hàng lẻ (gửi kho CFS) hoặc chuyển nguyên lô

Xin các giấy tờ về kiểm dịch, giám định

Làm thủ tục để đưa hàng lên tàu và đóng cước vận tải

Mua bảo hiểm hàng và xin giấy chứng nhận C/O.

Bàn giao lại chứng từ hồ sơ cho khách hàng khi đã làm xong nhiệm vụ

Nếu có yêu cầu từ bên A, bên B có thể đứng ra làm đại diện để thực hiện các thủ tục khác.

Trong trường hợp này, bên A chỉ cần sản xuất sản phẩm, liên hệ với khách hàng để chốt về số lượng/yêu cầu hàng hóa. Mọi khâu còn lại sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ logistics lên kế hoạch và thực hiện xuyên suốt, tạo nên các giá trị gia tăng cho hàng hóa. Nhằm để chúng được giao đến người nhận trong trạng thái tốt nhất và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đưa ra trước đó.

Xem thêm: Giải pháp xuất nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nga