Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Ngày nay, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng cao nên ngành dịch vụ vận tải cũng phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, kinh doanh vận tải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của pháp luật để đảm bảo trong quá trình hoạt động của mình.

Dựa vào nhu cầu kinh doanh, số vốn ban đầu, số lượng thành viên góp vốn mà Quý khách hàng lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Qúy khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan, bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Căn cứ pháp lý:

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
  • Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
  • Thông tư số 60//2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy dịnh về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
  • Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT- BGTVT- BVHTTDL hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch

>> Tìm hiểu thêm:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
  • Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
  • Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp

Doanh nghiệp vận tải

Cần lưu ý:  Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành “Vận tải hành khách đường bộ khác-  mã ngành 4932

Chi tiết:

  • Kinh doanh vận tải bằng ô tô
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
  • Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô”
  • Nếu chưa đăng ký thì cần thực hiện bổ sung ngành, nghề trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô cần tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô do Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: 

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
    Người điều hành vận tải phải đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải đồng thời có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô  (phụ lục 03 – ban hành kèm theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ).
  • Danh sách xe kèm theo bản sao Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải;
  • Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải;
  • Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe ( trừ xe taxi) theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP;
  • Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sở thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

Hồ sơ nộp tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Thời gian giải quyết:

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh.

Theo luatvietan

>> Xem thêm:

Vận chuyển container và những điều cần biết

Vận chuyển container mang lại nhiều lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo hàng hóa được bảo quản tốt, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, đặc biệt đối với nhu cầu xuất - nhập khẩu.

Vận chuyển container các loại hàng hóa trong những trường hợp nào?

Vận chuyển container khá linh hoạt, có thể thực hiện bằng đường bộ hoặc đường thủy. Do đó, đây là phương án được nhiều cá nhân, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

Vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn

Với những nhu cầu vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, lời khuyên được đưa ra đó là:

Nếu vận chuyển hàng hóa từ vài chục tấn trở lên, nên lựa chọn đường biển để đảm bảo an toàn.

Nếu chỉ vận chuyển hàng hóa với khối lượng vài tấn thì nên lựa chọn đường bộ để tiết kiệm chi phí.

Vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu

Vận chuyển container đường biển là sự lựa chọn phù hợp và tốt nhất khi cần xuất - nhập khẩu hàng hóa, bao gồm tất cả mặt hàng từ máy móc công nghiệp, đồ điện tử đến gạo, cà phê, hàng tiêu dùng,...

Xem thêm:

Vận chuyển hàng hóa, thực phẩm đông lạnh

Đối với một số mặt hàng như: rau, củ, quả cần bảo quản ở chế độ mát, thực phẩm đông lạnh, thiết bị y tế,... thì nên vận chuyển container lạnh để đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo quản thực phẩm một cách tốt nhất, đặc biệt là những trường hợp di chuyển đường dài, khối lượng nhiều.

Loại hàng hóa nào không phù hợp để vận chuyển bằng container?

Trong những trường hợp dưới đây, bạn không nên lựa chọn vận chuyển container:

Hàng hóa có giá trị lớn như trang sức hoặc hoa tươi không nên vận chuyển bằng container vì hạn chế về thời gian. Với những trường hợp này, bạn nên vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo an toàn và thời gian nhanh chóng.

Những mặt hàng chuyên dụng như ô tô, dầu thô,... chỉ nên vận chuyển container với khối lượng ít. Trường hợp cần vận chuyển khối lượng nhiều thì nên lựa chọn tàu chuyên dụng.

Tại sao nên bảo quản, vận chuyển hàng hóa bằng container?

Là một trong những hình thức phổ biến hiện nay, vận chuyển container các loại hàng hóa sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, tiêu biểu có thể kể đến như:

Tối ưu chi phí

Với những nhu cầu vận chuyển khối lượng lớn, thay vì phải chia nhỏ để chuyên chở bằng xe tải, lựa chọn vận tải nguyên container sẽ giúp bạn tối ưu chi phí tốt hơn. Đồng thời, đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn, không bị thất lạc.

Bên cạnh đó, vận chuyển nguyên container, bạn có thể giảm được chi phí bảo hiểm hàng hóa vì đây là hình thức có tính an toàn cao.

 Đảm bảo an toàn

Thùng container có kết cấu chắc chắn, thiết kế kín ở mọi góc, cạnh. Do đó, đảm bảo hàng hóa không bị nhiễm bẩn hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động bên ngoài, giữ hàng hóa nguyên vẹn trong suốt quá trình vận chuyển.

Song song đó, vận chuyển container là hình thức cá nhân hóa. Nghĩa là hàng hóa sẽ được vận chuyển độc lập, không dùng chung phương tiện (ghép hàng). Do đó, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến nơi một cách an toàn, không xảy ra tình trạng lẫn lộn gây thất thoát.

Chủ động về thời gian

Hiện nay, đối với nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, thông thường các đơn vị vận tải sẽ chờ gom đủ hàng cho một chuyến. Sau đó mới tiến hành vận chuyển. Việc làm này giúp đơn vị vận tải giảm bớt một số chi phí liên quan, nhưng lại gây chậm trễ kế hoạch vận chuyển của người gửi.

Tuy nhiên, khi vận chuyển container thì vấn đề này hoàn toàn được khắc phục. Khi thuê nguyên container, hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển độc lập. Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động về thời gian bắt đầu, đảm bảo không xảy ra tình trạng trì hoãn, chậm trễ gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Cước phí vận chuyển container đối với các loại hàng hóa

Như đã đề cập, vận chuyển container hiện nay chủ yếu thực hiện bằng đường biển hoặc đường bộ. Với mỗi hình thức vận chuyển, cước phí sẽ có sự khác biệt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Vận chuyển container bằng đường bộ

Về cơ bản, cước phí vận chuyển hàng hóa bằng container theo đường bộ sẽ bao gồm: chi phí kéo hàng, bến bãi, phụ phí bốc xếp,... và phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Loại container (lạnh, khô).
  • Kích thước thùng container (10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet).
  • Quãng đường vận chuyển.
  • Loại hàng hóa cần vận chuyển.
  • Một số yếu tố liên quan khác.

Hiện nay, nhiều đơn vị vận tải container sẽ ấn định cước phí vận chuyển chung cho mọi mặt hàng mà không tính toán đến giá trị của hàng hóa. Hiểu đơn giản, cước phí vận chuyển container sẽ không phụ thuộc vào giá trị thực tế của hàng hóa.

Vận chuyển container bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng container qua đường biển có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong và ngoài nước. Với mỗi nhu cầu thì cước phí sẽ khác nhau. Cụ thể:

Vận chuyển container đường biển nội địa

Giá cước vận chuyển nội địa cũng sẽ phụ thuộc vào loại container, chặng đường di chuyển,... và một số phụ phí liên quan như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí vệ sinh, phí hỗ trợ nâng, hạ container.

Vận chuyển container đường biển quốc tế

Bên cạnh các khoản phí mặc định về quãng đường, loại container,... thì cước phí vận chuyển container quốc tế bằng đường biển còn phát sinh thêm một số phụ phí, chẳng hạn: phí làm chứng từ, nhiên liệu (thay đổi giá), bốc xếp hàng tại cảng,...

Lưu ý: Phụ phí không cố định, bạn nên thỏa thuận và thống nhất ngay từ đầu với đơn vị vận chuyển để bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.

Vận chuyển hàng hóa bằng container là giải pháp mang đến sự thuận tiện, đảm bảo an toàn, tối ưu thời gian, chi phí một cách tốt nhất đối với nhu cầu chuyển hàng khối lượng lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn đơn vị vận tải để chắc chắn hợp đồng được ký kết rõ ràng, đảm bảo quyền lợi và an toàn cho hàng hóa.

Vai trò của thùng container trong vận tải và thương mại công nghiệp

Với việc ứng dụng đưa thùng xe container vào trong ngành vận tải và thương mại công nghiệp, đã mang đến nhiều lợi ích đáng kể như:

Tiết kiệm chi phí đáng kể, bao gồm cả chi phí xếp dỡ và bảo hiểm hàng hóa khi lưu thông

Tránh được các thiệt hại do hành vi trộm cắp, bởi các thùng container này được niêm phong tại nhà máy trước khi vận chuyển.

Việc đóng hàng hóa trong các thùng container sẽ giúp tàu chở hàng có thêm nhiều không gian để chở được nhiều hàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong khi mất ít thời gian neo ở cảng.

Cũng giúp cho việc phân phối hàng hóa nội địa bằng tàu hỏa và xe tải trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Đặc biệt chúng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu hóa.

Vai trò của container trong đời sống

Theo thống kê, hằng năm có đến hàng trăm thùng container cũ được tái sử dụng vào các mục đích khác nhau trong đời sống. Có thể kể đến như:

Làm kho chứa hàng hóa lâu dài

Kích thước thùng container lớn, thiết kế vững chắc, có thể bảo quản hàng hoá tốt, do đó bạn có thể sử dụng làm nhà kho, nhà xưởng để lưu trữ và bảo quản các nguyên vật liệu, làm kho sản xuất khá tốt và ổn định.

Làm nhà ở hay văn phòng làm việc

Xu hướng sử dụng các thùng container đã qua sử dụng để làm văn phòng hoặc nhà ở ngày càng phổ biến và mang đến phong cách hiện đại. Để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian sản xuất, thùng xe container dùng cho văn phòng thường được tận dụng từ các vỏ thùng xe container khô đã qua sử dụng để cải hoán và thiết kế lại.

Với loại thùng container khô này bạn chỉ cần cải tạo thiết kế thêm các cửa đi, cửa sổ, vách cách nhiệt, bố trí thêm đường dây điện và lắp đặt các trang thiết bị nội thất cần thiết cho văn phòng như đèn chiếu sáng, quạt hút, toilet, máy lạnh,… là có thể sử dụng làm không gian sinh hoạt, làm việc sáng tạo và độc đáo.

Làm kho lạnh

Để làm kho lạnh, bạn có thể sử dụng các loại thùng container lạnh được lắp đặt sẵn hệ thống làm lạnh bên trong. Loại thùng xe container này có thể cung cấp môi trường chứa hàng hoá ở nhiệt độ thấp hơn môi trường bên ngoài, tùy thuộc vào việc cài đặt của người sử dụng là bảo quản thực phẩm tươi sống, trái cây hay thiết bị y tế.

>> Tìm hiểu thêm:

Theo songnguyencontainer

 

Mức phạt hành chính hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Hàng cấm là gì?

Hàng cấm là những mặt hàng bị nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán trao đổi bằng bất cứ hình thức nào, sở dĩ những mặt hàng đó được liệt vào danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường.

Danh mục hàng cấm không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm có tính chất thay đổi như thuốc lá điếu của nước ngoài…

Hàng cấm là gì?

Sở dĩ hàng hóa bị Nhà nước cấm là bởi vì các hàng hóa này thuộc nhóm hàng nguy hiểm, nguy hại cho con người, gây mất an toàn, an ninh xã hội, kinh tế của quốc gia.Từ các cất kích thích độc hại, vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm.

Tuy nhiên hàng cấm của mỗi quốc gia lại có sự khác nhau, tùy thuộc vào pháp luật của từng nước quy định khác nhau. Do đó, có một số loại hàng hóa thuộc hàng cấm ở quốc gia này nhưng lại được phép kinh doanh và sử dụng ở quốc gia khác.

Xem thêm:

Thế nào là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm?

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Vận chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Vận chuyển hàng cấm bị phạt bao nhiêu

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Theo đó:

– Tàng trữ hàng cấm, được hiểu là hành vi cất giữ hàng cấm bằng bất kỳ hình thức nào.

– Vận chuyển hàng cấm, được hiểu là việc đưa (di chuyển) hàng cấm từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ hình thức nào.

Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

–  Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi

–  Đối với tội tàng trữ hàng cấm:

Có hành vi tàng trữ các sản phẩm hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh.

Tàng trữ hàng cấm được thể hiện qua hành vi cất giữ các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh để tránh sự phát hiện, kiểm soát của các cơ quan chức năng hoặc của người khác.

–  Đối với tội vận chuyển hàng cấm:

Có hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào. Việc vận chuyển có thể thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như thông qua đường bộ (ôtô, tàu hoả…); thông qua đương sông (ghe, xuồng…); thông qua đường hàng không (máy bay) bằng các thủ đoạn khác nhau như: dùng vật nuôi để vận chuyển trực tiếp, lợi dụng trẻ em, thương binh… để phục vụ việc vận chuyển.

Tàng trữ, mua bán, vận chuyển hàng cấm

Về hình phạt tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Theo điểu luật quy định thì mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

mức phạt vận chuyển, mua bán hàng cấm
Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Hình phạt đối với pháp nhân (khoản 5)

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Nguồn: Tổng hợp

>> Tìm hiểu thêm:

Danh sách công ty vận tải hàng hoá quốc tế tốt nhất tại Việt Nam

Hiện nay, vận chuyển hàng hóa quốc tế là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ của một quốc gia. Song song với đó là kinh tế nước đó sẽ tăng trưởng nhanh. Việt Nam là một trong những quốc gia đang có ngành vận chuyển hàng hóa quốc tế phát triển vượt bậc nên nhu cầu đối với công ty vận tải hàng hóa quốc tế ngày càng cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu những công ty vận tải hàng hóa quốc tế tốt nhất Việt Nam nhé!

INTERLINK LOGISTICS - Công ty cổ phần INTERLINK

Kể từ khi được thành lập vào năm 2002, Interlink đã luôn nỗ lực để đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất trong ngành dịch vụ hậu cần (logistics), vận tải hàng hóa quốc tế. Trong kinh doanh, mọi hoạt động, nỗ lực của công ty luôn xuất phát từ khách hàng. Công ty luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ mong muốn của khách hàng và mang đến những dịch vụ tốt hơn qua từng ngày, cung cấp cho khách hàng những giải pháp hiệu quả, tiết kiệm.

Interlink quyết tâm vững vàng trên con đường đã đặt ra: “Khi khách hàng đặt Niềm Tin, chúng tôi có nhiệm vụ đem đến khách hàng sự An Tâm”. Khách hàng sẽ luôn tin tưởng, INTERLINK LOGISTICS - Công ty cổ phần INTERLINK quyết tâm trở thành thương hiệu được nhắc đến đầu tiên trong ngành dịch vụ hậu cần (logistics).

Công Ty Cổ Phần INTERLINK

Ưu điểm của công ty:

  • 20 năm kinh nghiệm với mạng lưới hệ thống đại lý toàn cầu
  • Sở hữu hệ thống kho bãi hơn 10.200m2
  • Là Đại lý hải quan uy tín tại Việt Nam
  • Trang bị đội xe đầu kéo container, xe tải, xe nâng mới
  • Tinh thông chuyển nhà quốc tế, chuyển nhà và chuyển văn phòng trọn gói cao cấp

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 47 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh

Chi Nhánh Miền Bắc: Số 2/16D Trung Hành 5, Đường Lê Hồng Phong, P. Đằng Lâm, Q. Hải An, Hải Phòng.

>> Tìm hiểu thêm:

Vận tải quốc tế Bình Định - Công ty TNHH Giao nhận vận tải Quốc tế Bình Định

Vận tải quốc tế Bình Định - Công ty TNHH Giao nhận vận tải Quốc tế Bình Định là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế. Công ty có một đội ngũ nhân viên chuyên ngành về thương mại quốc tế với trình độ cao, nghiệp vụ vững chắc. Với hệ thống Agent toàn cầu, với đông đảo cán bộ nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế, với nghiệp vụ vững chắc, tinh thần làm việc nghiêm túc, đội ngũ công ty rất mong muốn được cung cấp cho khách hàng các loại dịch vụ về vận tải biển và hàng không tốt nhất, uy tín, chất lượng, giá cạnh tranh.

Đặc biệt công ty thường xuyên vận chuyển hàng hoá bằng container đến từ thị trường Châu Âu – Địa Trung Hải, Châu Mỹ (Bờ Tây- Bờ Đông), Bắc Mỹ, Châu Úc, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á. Công ty sẵn sàng hỗ trợ thực hiện các thủ tục tại sân bay cũng như theo dõi kiện hàng cho đến khi kiện hàng được giao đến tay người nhận. Hiện tại công ty có hợp đồng vận tải với nhiều hãng tàu lớn như HANJIN, OOCL, APL, MOL MITSUI, EVERGREEN & HATSU, … đến Mỹ, Úc , Canada, Địa Trung Hải, Châu Âu.

Công ty TNHH Giao nhận vận tải Quốc tế Bình Định

Dịch vụ của công ty:

  • Giao nhận quốc tế bằng đường biển và hàng không
  • Đại lý hãng tàu
  • Nhận làm thủ tục Hải Quan
  • Thu gom hàng lẻ (Consolidation)
  • Dịch vụ giao tận nơi (Door-Door)
  • Vận chuyển trong nước
  • Tiếp nhận hàng hóa triển lãm, hàng cá nhân
  • Bốc dỡ, kiểm kê hàng hóa
  • Đóng gói, lưu kho và giao hàng
  • Làm thủ tục nhập hàng, hành lý cá nhân trong vòng 1 ngày.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Phòng 301, Lầu 3, Số 49 Bùi Đình Tuý, P. 24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)

Hateco Logistics - Công ty CP Hateco Logistics

Công ty Cổ phần Hateco Logistics là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam. Được thành lập tháng 11/2017, tại Khu Công nghiệp Sài Đồng B, Hà Nội với tổng diện tích 120.000m2. Công ty cung cấp tất cả các dịch vụ cho khách hàng với phạm vi toàn cầu, bao gồm: các dịch vụ liên quan đến Cảng cạn, dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ giao nhận vận tải, dịch vụ kho bãi, dịch vụ phân phối (3PL), dịch vụ thông quan hàng chuyển phát nhanh, thương mại điện tử và bưu chính, dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới và các dịch vụ hậu cần logistics khác.

Sở hữu một trung tâm logistics lớn nhất miền Bắc, Hateco Logistics hiện đang cung cấp dịch vụ cho các đối tác chiến lược lớn như: Công Ty CP Dịch vụ Hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV), Lazada Express, Shopee, DHL, Giao Hàng Nhanh, Ninja Van, UPS, Bravat, Phương Anh, Trường Hải Auto, Rượu Thiên Linh, Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VN Post)…

Công ty CP Hateco Logistics

Dịch vụ của công ty:

  • Thông quan hàng hóa
  • Dịch vụ vận tải
  • Dịch vụ kho bãi
  • Hoàn thành đơn hàng điện tử
  • Vận chuyển hàng xuyên biên giới

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 1 Huỳnh Tấn Phát, Khu công nghiệp Sài Đồng B, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Dolphin Sea Air Services Corporation

Lấy cảm hứng từ sự phát triển thần kì ấy và đặc trưng của loài cá heo – luôn tốc độ máu lửa, có tinh thần đồng đội, sẵn lòng giúp đỡ, thân thiện hiền hoà, tận tâm & linh hoạt ứng biến kịp thời với mọi hoàn cảnh – Dolphin Sea Air Services Corporation ra đời trên nền tảng đầy tự hào, đề cao tính sáng tạo, phát huy tối đa nội lực bản thân, để phục vụ đối tác và khách hàng chu đáo hơn cả mong đợi.

Với khát vọng trở thành Công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa hàng đầu Việt Nam có phong cách phục vụ chuyên nghiệp và đẳng cấp tạo ra sự khác biệt, bắt đầu từ 2008 với một nhóm vài chục người, Dolphin Sea Air Services Corp đã từng bước lớn mạnh, để chỉ ít năm sau đó doanh nghiệp chỉ hơn 200 người đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Giữa một kỷ nguyên siêu cạnh tranh, cách duy nhất để tồn tại và phát triển được là luôn vận động – tìm kiếm không ngừng những phương thức tốt nhất để khiến khách hàng hài lòng.

Dolphin Sea Air Services Corporation

Dịch vụ của công ty:

  • Vận chuyển đường biển
  • Khai thuê hải quan
  • Vận chuyển hàng không
  • Vận chuyển đường bộ
  • Hàng đặc biệt

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Điện thoại: 1900986813
Email: info@dolphinseaair.com

Vận tải Bảo Vận - Công ty TNHH dịch vụ Logistics Bảo Vận

Công ty TNHH Dịch vụ Logistics Bảo Vận (Bảo Vận Logistics) thành lập từ 2016, tập trung vào lĩnh vực hậu cần, hướng đến trở thành doanh nghiệp 3PL (Third-party logistics provider) cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngay từ khi thành lập, Bảo Vận Logistics đã xác định hướng đi đầu tư vào cơ sở vật chất, phương tiện vận tải, kho vận và quy trình quản lý, tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.

Đến 2021, Công ty đã có mạng lưới vận tải trên toàn quốc, hệ thống kho lớn ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, đội ngũ nhân sự được đào tạo và phục vụ trên 100 doanh nghiệp trên toàn quốc. Bảo Vận Logistics phấn đấu là nhà cung cấp dịch vụ tốt, môi trường làm việc hấp dẫn cho các ứng viên trong nước và nước ngoài, đảm bảo tốt nhất dịch vụ cho khách hàng với tiêu chí an toàn – chất lượng – giá thành cạnh tranh.

Công ty TNHH dịch vụ Logistics Bảo Vận

Ưu điểm của công ty:

  • Luôn lấy uy tín và tiêu chuẩn dịch vụ làm thước đo hàng đầu; những con người làm việc cho Bảo Vận Logistics là những người am hiểu dịch vụ, có ý chí, kiến thức và luôn coi trọng tính hệ thống, tính hợp lý và hướng đến lợi ích chung
  • Đầu tư để nâng cao năng lực, luôn hướng đến mục tiêu lâu dài 5-10 năm, định hướng kết hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước
  • Không ngừng học hỏi công nghệ từ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp toàn cầu để kiện toàn hệ thống
  • Xây dựng quy trình chuẩn cho các hoạt động; minh bạch trong quản lý, tuân thủ pháp luật và đặt sứ mệnh lên trên kinh doanh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ:

Trụ sở: Villar NV43, Khu ĐTM Trung Văn, P. Trung Văn, NTL, Hà Nội

Hà Nội: Tầng 18A, Tòa nhà MĐ-Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn, NTL, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 938 QL1A, P. Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM

Đà Nẵng: Đường Duy Tân, P. Hòa Thuận Nam, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Nguồn: toplist.vn/

>> Xem thêm:

Những quy định về xe container 40 feet theo thông lệ Quốc tế và Việt Nam

Xe container 40 feet chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Hình ảnh của nó có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền tổ quốc.

Được biết đến là một sản phẩm có những công năng đa dạng, ứng dụng được nhiều trong lĩnh vực cuộc sống. Chính vì vậy mà xe container  ngày càng trở thành công cụ đặc biệt không thể thiếu đối với con người.

>> Tìm hiểu thêm:

·       Bão giá xăng dầu bủa vây doanh nghiệp

·        Quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia

Xe container 40 feet là gì?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi mới tìm hiểu về dòng xe container. Tuy nhiên, hiện nay chưa phải ai cũng được định nghĩa đúng về nó kể cả người trong ngành. Đôi khi họ còn hiểu nhầm rằng đây là một loại xe tải với kích thước lớn hơn.

Nếu quý khách để ý có thể thấy ngay được một chiếc xe container được chia ra làm ba phần khác nhau. Xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc và thùng container. Chúng được tách ra thành những phần riêng biệt chỉ khi sử dụng mới được móc nối lại mà thôi.

– Xe đầu kéo là loại xe thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Dòng xe này có tốc độ cao, bền bỉ được thiết kế với nhiều mẫu mã khác nhau. Đầu của nó to và nặng có khả năng kéo chở rất lớn.

Thông thường một loại xe của Mỹ sẽ có công suất đến 3.000 mã lực và sức chở được khoảng 400 tấn. Phía sau nó là các trục, số lượng từ 1-3 tùy theo nhu cầu của người vận chuyển.

Hình ảnh xe container 40 feet

– Sơ mi rơ mooc là loại phương tiện có kết cấu không động cơ. Nó được móc nối với xe đầu kéo để trở thành dụng cụ vận chuyển người và hàng hóa đặc biệt.

Tác dụng chính của sơ mi rơ mooc là phân bổ một phần hay toàn bộ trọng tải lên xe đầu kéo. Và nó được thiết kế, đăng ký như một phương tiện độc lập có biển số và khung số riêng.

Một chiếc Sơ mi rơ mooc tiêu chuẩn có các phần: Khung, Khóa gù, Ắc kéo (Ắc chịu lực). Trục, Hệ thống treo: 2 trục hoặc 3 trục, Bánh xe và lốp, Hệ thống phanh.

Container theo tiêu chuẩn ISO

Là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng trên các tàu, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống để làm văn phòng hay nhà ở, quán café… Kết cấu của nó bao gồm:

Khung: Được thiết kế bằng các thanh thép dài ghép lại với nhau thành dạng hình hộp chữ nhật. Nó là phần chịu lực chính của container.

Gù công: là thiết bị giúp cố định khung đặt ở 8 góc. Chúng ta còn sử dụng nó như là chỗ móc nối dùng để nâng hạ mỗi khi di chuyển container.

Gầm: Nó bao gồm nhiều thanh thép đặt nằm ngang ở phía dưới để chịu lực hàng hóa trong công.

Nóc và các mặt xung quanh được thiết kế dạng lượn sóng hạn chế tác động va đập từ bên ngoài.

Sàn: cách ly gầm với hàng hóa, người ta dùng gỗ ngâm dầu để tránh mối mọt

Những chiếc xe container được sử dụng rất phổ biển nhất là ở các biển và đường bộ. Vì nó giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cho các doanh nghiệp hơn.

Những quy định của xe container 40 feet theo thông lệ Quốc tế và Việt Nam

Container có mức độ sử dụng phổ biến hầu hết ở các đất nước trên thế giới. Vậy nên kích thước xe container 40 feet đều phải tuân theo chuẩn mực quy định cụ thể của Quốc tế để đảm bảo sự lưu thông hàng hóa được thuận lợi hơn.

Ngoài ra, xe container là loại phương tiện tận tải lớn và dễ gây tai nạn. Trong khi những con đường ở Việt Nam lại chưa được nâng cấp đầy đủ.

Bởi lẽ đó, những quy định chặt chẽ của Nhà nước về tải trọng cũng như giới hạn hàng hóa sẽ giúp giảm bớt tai nạn cho người dân. Những chủ doanh nghiệp cũng sẽ có những sắp xếp hợp lý để tránh bị phạt.

Kích thước xe contianer 40 feet

Xe container 40 feet dài bao nhiêu mét?

Cách tính tổng chiều dài xe container 40 feet có sự tham khảo quy định chung của thế giới. Trong đó có một số nước phát triển như: Nhật Bản, Nga, Mỹ….Chúng ta cần biết kích thước cụ thể để giải quyết một số vấn đề. Ví dụ như để tính khối lượng và chiều cao hàng hóa xếp ở trên.

Khi vượt qua gầm cầu, hoặc đường hầm quý khách mà kích thước thùng quá lớn, không thể đi qua, sẽ dễ gây tai nạn. Hoặc khiến chiếc xe bị mắc kẹt tại đó, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa.

Kích thước xe container 40 feet

Xe container 40 feet dài bao nhiêu mét

Chiều rộng

Chiều cao

Trọng lượng xe container 40 feet

– Xe đầu kéo

6.7m

2.5m

3.2m

20.000kg

– Sơ mi rơ mooc

12.4m

2.5m

1.6m

4.500kg

– Container

12m

2.5m

2.6m

4.000kg

Kiểm soát tải trọng xe container 40 feet: Làm khó doanh nghiệp!

Bắt đầu từ năm 2015 đến các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong vấn đề tải trọng xe container 40 feet. Theo quy định mới thì xe 40 feet được phép kéo trọng tải tối đa 30 tấn.

Trong khi đó, vỏ container đã là 4 – 4,5 tấn. Như vậy, một chiếc cont không được chứa quá 25 tấn hàng hóa gây lãng phí  nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, khách hàng luôn là thượng đế. Dù chúng ta biết không được nhưng khách hàng yêu cầu đôi khi vẫn phải làm theo. Áp dụng quy định sẽ khiến khoảng 75% trọng lượng xe container 40 feet vi phạm luật. Họ chấp nhận bị xử phạt nặng còn hơn chờ phá sản.

Bên cạnh đó, việc đầu tư mua mới cũng tốn kém cho doanh nghiệp. Bởi vậy họ buộc phải tăng giá cước cùng nhiều chi phí bốc dỡ, hạ tải,… Gây ra những khó khăn nhất định cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thương mại khác.

Xe container 40 feet là gì

Nhiều chuyên gia cho rằng, Nhà nước đang giải một bài toán ngược. Lý do siết chặt tải trọng xe container 40 feet nhằm bảo vệ cầu đường không bị hư hỏng.

Nhưng nhu cầu sử dụng nhiều nên các doanh nghiệp ưu tiên chọn những loại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nguyên nhân là từ giá thành của nó rẻ hơn lại đáp ứng nhanh, mẫu mã đa dạng. Ngành cơ khí nước ta còn yếu, có sẵn nhân công và nguyên vật liệu nhưng cũng chưa thể cung cấp được.

Nguy cơ trong vài năm sắp tới, Việt Nam sẽ tràn ngập xe container 40 feet từ Trung Quốc. Mặc dù giá rẻ nhưng chất lượng thì chưa biết thế nào!

Hướng dẫn cách đo bán kính quay xe container 40 feet

Bán kính quay xe container 40 feet rất rộng, thường là từ 14 đến 15 m. Vậy nên mỗi khi vào đường cua họ mở rộng lái nhất có thể và bắt đầu quay sang hướng ngược lại.

Đừng thấy lạ khi họ xi nhan trái mà xe bám phải rồi chủ quan tạt đầu hay thắng gấp trước đầu xe. Lúc đó tính mạng bạn sẽ trở nên mong manh như một chiếc lá khô trước gió.

Cũng nhiều người hỏi chúng tôi rằng, có cách nào tính được cụ thể bán kính quay xe container 40 feet không? Bởi vì mỗi một xe lại có một kích thước và chế độ vận hành khác nhau. Họ cần biết chính xác thì mới có thể đảm bảo an toàn mỗi khi vận chuyển.

Theo quy định, xe container sử dụng sơ mi rơ mooc phải có khả năng quay đầu được theo cả hai chiều bên trái và phải. Mặt phẳng theo hình vành khăn giới hạn bởi hai đường tròn đồng tâm.

Bán kính R nhỏ hơn hoặc bằng 12.5m, Rb lớn hơn 5.3m. Cách thử được thực hiện như sau: Khi xe tiến vào hình vành khăn, không có phần đuôi nào của xe vượt quá 0.8m so với đường tiếp tuyến.

Chiều cao xe container

Bí quyết của những người có kinh nghiệm khi lái xe có tổng chiều dài xe container 40 feet lớn

Trong giới lái xe thường truyền tai nhau một câu nói vui như thế này. “Ra đường sợ nhất xe công, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Trên thực tế, kích thước xe container 40 feet lớn như vậy chẳng khác gì một con gấu thô kệch và vụng về.

Những xe nào đi gần nó chỉ giống như 1 chú thỏ con nhỏ bé, chỉ cần chạm nhẹ thôi cũng có thể bị nát nhừ. Tai nạn giao thông bởi xe container chiếm tỷ lệ lớn nhất nước ta. Nếu tài xế không hiểu đúng về khả năng vận hành của nó thì bất cứ lúc nào cũng đứng trước lưỡi hái của tử thần.

Đây là loại xe lớn, khó điều khiển, vì vậy người lái phải có kinh nghiệm để xử lý những tình huống bất ngờ.
Giao thông đường bộ tại Việt Nam khá phức tạp, chúng ta thường xuyên gặp những đoạn đường có khúc cua gắt chỉ đủ cho một làn xe. Những lúc này bán kính quay xe container 40 feet sẽ lớn hơn do tác động của lực ly tâm.

Mẹo của những bác tài là thực hiện “Tiến ôm lưng, lùi ôm bụng”. Qúy vị có thể hình dung đoạn cua của mình giống như một người nằm gấp lại. Phần nhô ra sẽ là phần lưng, phía đối diện là bụng. Khi tiến lái xe phải mở rộng cua về phía lưng để có thể chứa đủ chiều dài thân xe và hạn chế sự va chạm.

Xe container 40 feet

Mua xe container 40 feet bạn quan tâm “giá rẻ” hay “chất lượng”?

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng, tiêu chí quan tâm cũng được đưa ra khác nhau. Có người quan trọng về giá cả, cũng có người ưu tiên chất lượng lên hàng đầu. Vì vậy, nhà cung cấp cũng đưa ra những sản phẩm phù hợp theo từng trường hợp.

Theo chia sẻ của chúng tôi thì khi mua xe container cũ giá rẻ, bạn nên xem xét kỹ tình trạng của xe. Mọi thông tin về giấy tờ, nguôn gốc xuất xứ phải được rõ ràng.

Qúy khách có thể đánh giá chất lượng qua diện mạo của sản phẩm. Chú ý đến những vết trầy xước, vết lõm, gỉ sét… Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng đến giá bán của xe và cũng dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường. Nếu xe càng nhiều lỗi thì giá xe càng thấp.

Nguồn: containervanphong12h.com

>> Đọc thêm:

·        Giá xăng dầu "còng lưng" gánh các loại thuế, phí: Có giảm được không?

·        Các lưu ý khi lái xe container cho người mới

 

Bão giá xăng dầu bủa vây doanh nghiệp

Giá xăng dầu cao kỷ lục và các chi phí khác đè nặng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào thế lưỡng nan, tăng giá thì dễ mất khách, nhưng không tăng lại thua lỗ.

Sau dịch, doanh nghiệp vận tải Sao Việt mới vận hành ổn định được khoảng 60% so với trước đây thì lại gặp áp lực mới từ giá xăng, dầu tăng cao kỷ lục. Trong hai tháng, xăng 7 lần tăng giá, mỗi lít RON 95-III đắt thêm trên 5.500 đồng; dầu diesel - nhiên liệu sử dụng nhiều nhất trong vận tải - ở mức 30.010 đồng một lít, tăng 20%.

>> Tìm hiểu thêm:

Sau đợt tăng giá xăng dầu ngày 21/6, gần một tuần nay bộ phận điều phối vận hành hãng này làm việc liên tục để tính toán dồn chuyến, dồn khách tuyến Hà Nội - Lào Cai, Sa Pa. Đây cũng là một hình thức tiết giảm lượng xe chạy để doanh nghiệp bớt lỗ trước sức ép giá dầu tăng và nhiều chi phí khác bủa vây.

Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, đơn vị sở hữu hãng xe Sao Việt, ước tính chi phí dầu cho mỗi tuyến xe chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai, Sa Pa khoảng 6 triệu đồng, chưa kể các chi phí vận hành. Tức là trung bình, tiền nhiên liệu chiếm trên 50% doanh thu mỗi chuyến xe của hãng.

"Xe tuyến cố định không chạy thì mất slot tại bến, nên nếu quá vắng khách, buộc chúng tôi phải dồn chuyến, dồn khách. Công ty càng chạy càng lỗ, giờ lại thêm giá xăng dầu tăng", ông nói.

Xe khách nằm chờ ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội

Hầu hết doanh nghiệp vận tải (hành khách hay chở hàng) cho biết đang trong cảnh hoạt động cầm cự "chứ không dám nghĩ tới có lời". Đại diện hãng xe Sao Việt nói vẫn bỏ tiền đổ xăng, bù lỗ cho mỗi chuyến nhưng nếu kéo dài sẽ không trụ được.

Để các doanh nghiệp vận tải không lỗ khi giá nhiên liệu tăng quá cao hiện nay, doanh nghiệp này tính toán, giá vé phải tăng khoảng 15-20%. Nhưng các hãng xe đều cạnh tranh để có khách, nên theo ông Bằng, "tăng giá ngay là chưa thể".

Không riêng doanh nghiệp vận tải hành khách, khối vận tải hàng cũng đang loay hoay với chi phí nhiên liệu. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc kinh doanh Công ty Vận tải Quốc tế cho biết, xăng dầu chiếm khoảng 40% trong cơ cấu chi phí dịch vụ vận tải đường bộ. Hiện mỗi đầu xe chở hàng chạy tuyến Bắc - Nam của họ bị "đội" thêm gần 3 triệu tiền dầu so với trước.

Diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm đến nay

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng lo lắng, giá xăng dầu tăng cao tác động mạnh tới chi phí vận hành.

Giá nhiên liệu tăng cao khiến các doanh nghiệp ngành nhựa - vốn sử dụng nguyên liệu đầu vào từ các sản phẩm hoá dầu - chưa kịp hồi phục sau dịch đã lại càng khó khăn. Từ đầu năm đến nay, chi phí nguyên vật liệu sản xuất của ngành này tăng trên 30%, chưa kể nhiều chi phí khác cũng đi lên theo giá xăng dầu.

Hiện tượng đơn hàng đến hết quý III dồi dào, nhưng xu hướng giảm vào cuối năm cũng đang là lo ngại của nhiều doanh nghiệp dệt may.

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG nói doanh nghiệp này may mắn hơn nhiều đơn vị khác là tới giờ không phải cắt giảm sản xuất do "full" đơn với các đối tác lâu năm tới quý IV năm nay. Đơn hàng nhiều nhưng giá lại không tốt như mọi năm do người tiêu dùng các thị trường xuất khẩu chính bắt đầu thắt chặt chi tiêu vì lo ngại lạm phát, chi phí vận tải, lương cho người lao động tăng từ 1/7 tới... nên TNG cũng phải tính toán co kéo, cân đối các chi phí để giảm tối đa sự ảnh hưởng tới sản xuất.

Các doanh nghiệp dệt may cũng đang đối diện với bài toán thiếu nguyên liệu, lao động và tăng chi phí do giá xăng dầu leo thang.

Giá nhiên liệu tăng nhưng cước vận tải hay giá đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nhựa, dệt may... "không phải muốn là tăng ngay được". Việc đàm phán với các đối tác để tăng giá cước lúc này cũng không dễ dàng.

"Có đối tác họ thông cảm thì bù thêm cho mình 1 triệu đồng tiền nhiên liệu, như thế công ty vẫn phải bù lỗ 2 triệu đồng cho mỗi chuyến xe chạy hai chiều Bắc - Nam. Chúng tôi đang loay hoay tiết giảm mọi chi phí khác để tồn tại, xoay xở bù lỗ cho chi phí nhiên liệu", ông Hùng bộc bạch.

Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cũng nói cái khó với doanh nghiệp xuất khẩu ngành nhựa là họ chưa thể đàm phán với các đối tác nước ngoài để nâng giá. Điều lo ngại hơn là hiện đơn hàng xuất khẩu nhựa bắt đầu giảm do người dân nhiều nước giảm chi tiêu.

Để duy trì sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang phải chuyển hướng tìm thị trường mới, phát triển thêm bán hàng tại thị trường nội địa hoặc tìm các nguồn nguyên liệu mới có giá thành rẻ hơn...

Với nền kinh tế, xăng dầu tăng giá đã tác động tới chỉ số giá tiêu dùng bởi mặt hàng này chiếm quyền số khoảng 3,6% trong rổ hàng hoá tính CPI. Giá xăng dầu tăng đã khiến CPI tháng 5 tăng 0,38%.

Thực tế, doanh nghiệp, người dân đều đang chịu nhiều khó khăn khi phải vật lộn với cơn bão giá, nên họ kỳ vọng cơ quan quản lý sẽ mạnh tay hơn trong đề xuất chính sách thuế để hạ nhiệt giá xăng dầu. Bởi nếu chậm, mặt bằng giá mới với các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ thiết lập theo đà tăng của giá nhiên liệu, thì khi đó việc kiểm soát lạm phát sẽ khó khăn hơn nhiều.

Hiện trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, thuế và các loại chi phí chiếm khoảng 35%, tức là mỗi lít xăng, dầu người tiêu dùng phải trả gần 12.000 đồng là tiền thuế, phí. Có bốn loại thuế đang được đánh vào xăng dầu, gồm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường.

Ước tính tỷ trọng các loại thuế, chi phí trong mỗi lít xăng được điều chỉnh từ 21/6

Thuế bảo vệ môi trường được thu theo số tuyệt đối, và đã được giảm 50%, tức 1.900-2.000 đồng một lít với xăng. Bộ Tài chính đang dự kiến đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng, 500 đồng với dầu - mức "kịch kim" theo thẩm quyền.

Song, các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng hoặc thuế nhập khẩu - vốn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, để hãm đà tăng của giá xăng dầu trong nước. Đây là các loại thuế đánh theo tỷ trọng giá nhập khẩu. Giá nhập khẩu xăng thành phẩm càng cao, tiền thu từ các loại thuế này càng lớn. Tức là, khi giá cơ sở xăng dầu tăng, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng thì số thu các loại thuế này cũng tăng dù thuế suất không đổi.

"Bộ Tài chính nên đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, hay giá trị gia tăng với xăng dầu thì mới có thể hạ nhiệt được mặt hàng này, tránh tác động tiêu cực thêm nữa cho sản xuất, kinh doanh", Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát - ông Đỗ Văn Bằng đề nghị.

Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi góp ý với Bộ Tài chính cũng đề nghị về lâu dài nghiên cứu đề xuất Chính phủ, Quốc hội bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng hiện là 10%, dầu không chịu sắc thuế này.

Nguồn vnexpress.net

 

Quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia

Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 83/2014/TT-BGTVT,  quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia. So với Thông tư số 83/2014/TT-BGTVT đã có sự mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh của văn bản. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

>> Xem thêm:

Về đơn vị tính thời gian trong hoạt động vận tải hàng hóa:

Trong hoạt động vận tải hàng hóa, đơn vị để tính thời gian là giờ (là 60 phút) hoặc ngày (là 24 giờ) và phần dư thời gian được quy tròn như sau:
- Khi lấy giờ làm đơn vị tính: Đối với phần dư thời gian lớn hơn 30 phút được tính là 01 giờ, dưới 30 phút không tính.

Chở hàng đường sắt


- Khi lấy ngày làm đơn vị tính: Đối với phần dư thời gian lớn hơn 12 giờ thì được tính 01 ngày, dưới 12 giờ không được tính.

Về hình thức vận tải: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt được thực hiện theo hình thức nguyên toa (sau đây gọi tắt là hàng nguyên toa) hoặc hình thức hàng lẻ (sau đây gọi tắt là hàng lẻ). Các hình thức vận tải hàng hóa khác do doanh nghiệp quy định. Như vậy so với Thông tư số 83/2014/TT-BGTVT, Thông tư này đã có quy định bổ sung thêm hình thức vận tải đó là các hình thức vận tải hàng hóa khác do doanh nghiệp quy định.

Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa về cơ bản vẫn giữ nguyên so với Thông tư số 83/2014/TT-BGTVT:

- Hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì hàng hóa nhận trước được vận chuyển trước, hàng hóa nhận sau được vận chuyển sau.
- Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau: Hàng nguy hiểm; thi hài, hài cốt; Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng; Các loại hàng hóa khác không thuộc loại quy định trên do doanh nghiệp quy định.

Về giá vận tải hàng hóa: Giá vận tải đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đường sắt và pháp luật về giá.

Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng: Khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng không đến nhận hàng hóa theo quy định Điều 35 Thông tư này thì doanh nghiệp được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng doanh nghiệp có khả năng dỡ và bảo quản. Khi đến nhận hàng hóa, người nhận hàng phải trả cho doanh nghiệp chi phí dỡ hàng hóa, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác theo quy định của doanh nghiệp.

Xử lý hàng hóa không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng:

- Sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp báo tin cho người thuê vận tải biết hàng hóa đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì hàng hóa được coi như là hàng hóa không có người nhận.
- Doanh nghiệp thỏa thuận với người thuê vận tải trước khi nhận vận chuyển về việc xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này, đối với hàng hóa mau hỏng thì việc xử lý có thể thực hiện trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Vận tải hàng Đường Sắt

Miễn trách nhiệm bồi thường hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng:

- Do nguyên nhân bất khả kháng.
- Do tính chất tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa; do đặc điểm của hàng hóa gây ra tự cháy, biến chất, hao hụt, han gỉ, nứt vỡ; động vật sống bị dịch bệnh.
- Hàng hóa có người áp tải bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng, hoặc giảm chất lượng không do lỗi của doanh nghiệp gây ra.
- Người thuê vận tải bao gói, đóng thùng, xếp hàng hóa trong công-te-nơ không đúng quy cách.
- Khai sai tên hàng hóa; đánh dấu ký hiệu kiện hàng hóa không đúng.
- Hàng hóa do người gửi hàng niêm phong, khi dỡ hàng dấu hiệu, ký hiệu niêm phong còn nguyên vẹn, toa xe hoặc công-te-nơ không có dấu vết bị mở, phá.
- Hàng hóa xếp trong toa xe không mui còn nguyên vẹn dấu hiệu bảo vệ; dây chằng buộc tốt, bao kiện còn nguyên vẹn, đủ số lượng; không có dấu hiệu bị phá, mở.
- Do quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại Điều 35 Thông tư này dẫn đến hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu giữ hoặc cưỡng chế kiểm tra dẫn đến bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
Bồi thường hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp. Đây là một nội dung mới so với Thông tư số Thông tư số 83/2014/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
- Hàng hóa bị mất mát toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng, hoặc giảm chất lượng một phần thì bồi thường phần mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng; trường hợp phần hư hỏng dẫn đến hàng hóa mất hoàn toàn giá trị sử dụng thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.

Mức bồi thường hàng hóa mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với hàng hóa có kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo giá trị kê khai; trường hợp doanh nghiệp chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế;
+ Đối với hàng hóa không kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo quy định như sau: Theo mức do hai bên thỏa thuận; theo giá trị trên hóa đơn mua hàng; theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền vận chuyển và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.
- Đối với hàng hóa đã được người thuê vận tải mua bảo hiểm hàng hóa, việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm.
- Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí khác mà doanh nghiệp đã thu trong quá trình vận tải đối với số hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
- Người thuê vận tải, người nhận hàng và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường hàng hóa được quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Thông tư này.

Vận tải đường sắt

Về giải quyết tranh chấp:

- Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt, nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì doanh nghiệp và người thuê vận tải, người nhận hàng giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về chế độ báo cáo:

- Số liệu thống kê công tác vận tải hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam phải được thực hiện theo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu.
- Kỳ báo cáo:
+ Báo cáo tháng: Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng;
+ Báo cáo quý: Từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày cuối của tháng cuối quý;
+ Báo cáo năm: Từ ngày 01 tháng 01 của năm đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
- Thời gian báo cáo: Trước ngày 10 của tháng liền kề của kỳ báo cáo.
- Nội dung, biểu mẫu báo cáo: Theo Phụ lục của Thông tư này và các biểu mẫu khác được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nếu có.
* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: Không.
* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:
- Trách nhiệm xây dựng thể chế: Không.
+ Ban hành văn bản mới: Không.
+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.
- Trách nhiệm khác: Không.

Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt

Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các Điều kiện sau:

- Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.

- Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.

- Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Theo logistics.gov.vn

Tìm hiểu thêm: Danh sách các tuyến đường cao tốc Việt Nam hiện nay