Phải làm gì khi kính xe ô tô bị nứt vỡ

Kính chắn gió ô tô có nhiệm vụ bảo vệ, che nắng gió và đảm bảo tầm nhìn tốt cho người lái xe. Khi bị nứt hoặc rạn mặt kính sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ thẩm mỹ của xe và gây cản trở tầm nhìn cho các lái xe dẫn đến thiếu an toàn. Vậy khi kính ô tô bị nứt, rạn bạn phải xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm về tình huống này.

f:id:dichvuhanghoa:20200616124701j:plain

Kính xe hơi bị rạn nứt



Khi nào cần thay kính và khi nào có thể hàn kính?

Khi kính chắn gió bị rạn nứt, bạn có 2 lựa chọn chính là hàn kính hoặc thay cả tấm kính. Sau đây là những tiêu chí để quyết định xem bạn nên chọn cách xử lý nào.

Vị trí và kích thước

Nếu kích thước của vết nứt từ dưới 15 cm thì khả năng xử lý thành công bằng hàn kính khá cao. Vết nứt càng lớn càng khó xử lý. Những vết nứt càng gần cạnh của kính thì càng nguy hiểm. Nếu khoảng cách giữa điểm va chạm và cạnh kính nhỏ hơn 4 cm thì bạn nên thay kính. Nếu vết nứt nằm chắn ngay tầm nhìn của người lái thì bạn cũng nên thay cả tấm kính vì vết hàn kính có thể làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người lái và tăng nguy cơ tai nạn.

Ngoài ra, vết nứt càng để lâu thì càng khó xử lý vì bụi lọt vào những khe nứt trên kính chắn gió. Vì vậy, bạn nên giữ trong xe một cuộn băng keo trong để có thể che tạm thời vết nứt ngay khi nó vừa xuất hiện.

Phân loại vết nứt

f:id:dichvuhanghoa:20200616124728j:plain

Các dạng vết rạn nứt trên kính lái ô tô



Những vết nứt được khoanh tròn màu xanh lục là loại vết nứt ít nguy hiểm nhất, và cũng dễ xử lý nhất. Những xưởng hàn kính chuyên nghiệp có thể xử lý các loại vết nứt này trong vòng khoảng 30 phút. Và bạn vẫn có thể sử dụng xe bình thường trong vòng vài ngày hay vài tuần, tuy rằng nguyên tắc chung vẫn là xử lý các vết rạn nứt càng sớm càng tốt, vì những vết nứt này có thể sớm phát triển những những loại vết nứt nguy hiểm hơn.

Những vết nứt được khoanh tròn màu vàng là loại vết nứt cần xử lý càng sớm càng tốt. Những vết nứt này cho thấy kính chắn gió đã bị hư hại sâu chứ không chỉ ở bề mặt. Nếu không khắc phục sớm thì rất có thể bạn sẽ phải thay cả tấm kính.

Những vết nứt được khoanh tròn màu đỏ là loại nguy hiểm nhất và bạn cần xử lý ngay vì an toàn của bạn và những hành khách trong xe đang bị đe dọa. 

Ngoài ra còn một loại vết nứt khác là một đường nứt rất dài nhưng mỏng. Không dễ để xử lý vết nứt loại này, và trên thực tế bạn vẫn có thể sử dụng xe trong thời gian dài mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên vết nứt vẫn làm suy yếu cấu trúc của tấm kính và có thể dễ vỡ hơn khi có va chạm. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng bạn càng để lâu thì vết nứt càng khó được xử lý. 

Vì sao không phải lúc nào cũng nên thay cả tấm kính?

Khi kính chắn gió bị rạn, nứt với vết nhỏ, nhiều chủ xe lo lắng và sẽ đề nghị bảo hiểm thay thế kính mới cho chiếc xe. Tất nhiên điều này có thể được chấp nhận thế nhưng việc thay kính mới hoàn toàn không phải là giải pháp tốt nhất. Ít người hiểu rằng kính chắn gió là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong tổng thể an toàn của xe. Khi xảy ra tai nạn, kính chắn gió chính là "tấm khiên" bảo vệ hành khách khỏi những vật thể từ bên ngoài, đồng thời ngăn hành khách văng ra ngoài. 

Khi thay kính mới rất khó để đảm bảo được chất lượng cũng như sự chính xác và tiêu chuẩn an toàn như kính cũ được lắp ráp trên xe nguyên bản. Hơn nữa việc thay kính lái sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Với những kính đạt tiêu chuẩn, chi phí có thể lên đến vài chục triệu tùy theo xe còn kính kém chất lượng giá rẻ sẽ làm giảm đáng kể tác dụng bảo vệ của kính chắn gió. Ngay cả khi có tấm kính mới đúng chuẩn, tìm được một xưởng sửa chữa có đủ trang thiết bị và tay nghề để lắp chính xác như kính nguyên bản là việc không dễ. 

Khi kính xe bị nứt cần phải làm gì?

Khi chẳng may kính xe bị nứt hay vỡ, bạn cần cố gắng giữ sạch vết nứt, vỡ đó bằng việc dán decal để tránh bụi bẩn và nước chui vào. Có như vậy, vết nứt vỡ mới đảm bảo độ trong sau khi hàn.

Hạn chế chạy xe. Sử dụng xe càng ít càng tốt trước khi bạn đem xe đến tiệm kính để kiểm tra. Các rung động và chênh lệch nhiệt độ có thể nhanh chóng biến các vết nứt “tí hon” loang nhanh hết toàn bộ kính lái.

Đừng đụng chạm vào vết nứt. Ngoài sự sắc bén, dầu nhờn từ da tay bạn sẽ làm giảm hiệu quả sửa chữa và có khi chỉ cần chạm nhẹ cũng làm cho vết nứt rộng ra.

Đừng có sập mạnh cửa hoặc cốp. Chân không bên trong cabin sẽ tạo ra áp lực bất ngờ lên gioăng kính lái. Hãy hạ một tí kính cửa sổ xuống để tránh tình trạng này.

Sự thay đổi nhiệt độ có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nếu có thể thì tránh để kính bị ẩm ướt và cũng đừng cố sưởi kính. Một trong những động thái này sẽ kích thích các vết nứt do sự thay đổi về nhiệt độ giữa hai mặt kính. Tránh đậu xe dưới ánh nắng trực tiếp vì lý do nêu trên. Nên tìm gara để đậu xe cho đến khi bạn sửa xong.

Xử lý kính xe bị nứt thế nào?

f:id:dichvuhanghoa:20200616124802j:plain

Kính lái bị rạn nứt một vùng rộng bạn nên thay kính mới

Ngoại trừ những vết nứt trên kính lái quá lớn, chủ xe chỉ cần mang kính đi hàn lại mà không cần phải thay thế. Vết nứt kính có thể hàn lại bằng dụng cụ hàn kính của Glasweld hàng đầu trên thế giới xuất xứ từ Mỹ”.

Khi tiến hành hàn kính cần xác định xem vết nứt đó có bị gấp khúc nhiều, bị xoắn hay đã để vết nứt tồn tại trong một thời gian dài mà tùy cách xử lý. Vì nếu kính lái trên chiếc xe của bạn bị nứt lâu mà không xử lý, nước, tạp chất, bụi bẩn sẽ có cơ hội ngấm vào bên trong rất khó khắc phục.

Với những vết nứt xử lý ngay sau vài ngày, các kỹ thuật viên sẽ dùng một hệ thống bơm chuyên dụng, sau đó hút hết hơi ẩm, bụi bẩn và tạp chất ra khỏi vết nứt để tạo đường cho keo hàn kính bơm vào.

Hút hết hơi ẩm, bụi bẩn và tạp chất từ vết nứt sau đó bơm keo hàn kính bằng dụng cụ chuyên dụng

Bước tiếp theo, các kỹ thuật viên vệ sinh lại kính, gắp hết kính vụn ra. Nếu vết hàn vẫn còn kính vụn thì khi hàn lên có màu đục, không được đẹp. Sau khi vệ sinh vết nứt xong, họ vẫn dùng hệ thống bơm đó, bơm keo điền đầy vào vết nứt.

Một vấn đề được đặt ra là, thông thường, kính có rất nhiều màu sắc khác nhau vì thế keo hàn kính khó bơm vào cũng phải có màu đồng nhất để khi hàn xong, người ta khó nhận ra đâu là vết hàn vừa mới thực hiện. Cũng cần tùy vào điều kiện môi trường và khí hậu để chọn loại keo hàn kính phù hợp. Nhà sửa chữa kính Glasweld cung cấp nhiều loại keo dùng cho xứ lạnh, vùng nóng ẩm, vùng nhiệt độ khác nhau để để đảm bảo vết hàn đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn là nên mang đến trung tâm bảo dưỡng uy tín để được hỗ trợ hợp lý và kịp thời.

Sơ lược về quy trình hàn kính

Khi hàn kính, các kỹ thuật viên sẽ làm sạch bề mặt vết rạn nứt bằng cách dùng một máy bơm chuyên dụng để hút hết hơi ẩm và chất bẩn ra khỏi kính, tạo kẽ hở để bơm keo hàn kính vào. Tiếp sau đó, các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh sạch sẽ vùng kính bị rạn nứt sau đó bơm keo hàn kính lấp đầy vào vết nứt. Tùy vào màu sắc của kính và điều kiện môi trường mà thợ hàn sẽ chọn loại keo hàn thích hợp để vết hàn có hiệu quả và thẩm mỹ tốt nhất. 

 Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới, Lái xe mùa mưa bão an toàn với những kỹ năng cơ bản

Lái xe mùa mưa bão an toàn với những kỹ năng cơ bản

Nhiều người vẫn quan niệm ô tô là phương tiện giao thông đa năng, vừa tránh nắng vừa che mưa. Tuy nhiên, nếu thiếu những kỹ năng cần thiết, chiếc ô tô của bạn sẽ “phản chủ” và đem lại cho bạn nhiều rắc rối, đặc biệt là khi lái xe vào mùa mưa bão.

Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, trời mưa sẽ làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển ô tô. Lốp xe cũng giảm độ bám khi vận hành trên mặt đường trơn trượt. Đôi khi đường trơn khiến tài xế mất lái, phanh không kịp... Do đó, nếu trang bị cho mình những kỹ năng xử lý khi lái xe trong mùa mưa sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn và thú vị.

f:id:dichvuhanghoa:20200616114911j:plain

Lái xe an toàn vào mùa mưa bão

Trước khi khởi hành

Nếu nhất thiết phải lái xe trong điều kiện thời tiết mưa bão thì việc đầu tiên là bạn phải liệt kê các tuyến đường cần đi qua trong suốt hành trình, loại bỏ những địa điểm có khả năng bị ngập, bị tắc hoặc ùn và lựa chọn tuyến đường thay thế phù hợp. Điều này có nghĩa bạn phải chấp nhận đi đường vòng xa hơn nhưng đây là biện pháp giúp bạn hoàn thành hành trình theo cách xuất sắc nhất.

Tiếp theo, cần dành thời gian kiểm tra xế cưng, đảm bảo các bộ phận hoạt động bình thường. Các đầu việc cần được kiểm tra gồm có:

  1. Kiểm tra cần gạt nước, kính chắn gió trước/sau. Nếu các bộ phận kể trên có hiện tượng hỏng hóc thì nên thay thế, khắc phục sớm.
  2. Kiểm tra bình nhiên liệu, đảm bảo xăng được bơm đầy bình bởi những tuyến đường tắc sẽ làm xe bạn “ăn” nhiên liệu nhiều hơn bình thường, nhất là khi phải sử dụng cùng lúc nhiều chức năng như: Đèn chiếu, cần gạt nước, máy sưởi…
  3. Không quên dành thời gian xem xét bản tin thời tiết để đánh giá tình hình ngập úng tại tuyến đường mình cần đi.
  4. Lưu số cứu hộ hoặc số điện thoại người có thể hỗ trợ mình khi gặp sự cố.
  5. Kiểm tra lại lốp xe, đảm bảo chúng không quá non hoặc quá căng, tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt trên đường.

Khởi hành an toàn trong mùa mưa bão

1. Di chuyển châm hơn ngày thường

f:id:dichvuhanghoa:20200616114947j:plain

Di chuyển chậm

Không ai có thể lường trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi lái xe mùa mưa bão. Rất nhiều yếu tố khiến người lái gặp rủi ro nhiều hơn bình thường. Chẳng hạn như nước mưa làm đường trơn, khiến độ bám đường bị giảm đi, phanh hoạt động không hiệu quả, xe dễ mất lái khi vào cua hoặc phanh gấp, khó quan sát xe đi ngược chiều… Để đảm bảo an toàn, bạn nên làm chủ tốc độ và cho xe di chuyển chậm hơn tốc độ thường ngày.

  1. Giữ khoảng cách an toàn với phương tiện đi phía trước

Cần phải giữ khoảng cách với xe phía trước xa hơn để trong tình huống phải phanh, mặt đường trơn trượt sẽ làm độ bám của bánh xe giảm. Thông thường, một chiếc ô tô vận hành với tốc độ 60 km/h ở điều kiện đường khô có thể phanh dừng sau 50 m. Tuy nhiên, mặt đường trơn trượt thì quãng đường phanh có thể tăng tới 60m. Do đó, khi lái xe trời mưa, bạn không nên “bám đuôi” xe phía trước với khoảng cách như thường ngày. Cần giữ khoảng cách xa hơn để phòng tránh tai nạn xảy ra.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết xấu cũng làm bạn hạn chế tầm nhìn. Những giọt nước bẩn bắn lên từ xe chạy phía trước sẽ làm bạn bực bội và khó chịu. Do đó, cách tối ưu nhất là giữ khoảng cách an toàn.

  1. Tận dụng đèn pha hoặc đèn đề-mi

Lái xe trời mưa sẽ khó nhận ra xe đi ngược chiều và tài xế lái xe ngược chiều cũng khó phát hiện ra xe bạn nếu không bật đèn pha. Điều cần thiết lúc này là để đèn pha phát huy tối đa công dụng khi lái xe trời mưa, đặc biệt là mưa to. Nếu không, hãy dùng đề-mi (đèn định vị).

  1. Thường xuyên lau kính

f:id:dichvuhanghoa:20200616115127j:plain

Thường xuyên lau kính

Kính xe có chức năng chống dính ướt để nước mưa dễ dàng bị gạt khỏi bề mặt kính, giúp kính trong và có tầm nhìn tốt. Thế nhưng, để có được điều này, bạn phải giữ kính sạch bóng, không để phủ bụi. Kính bị bụi bán sẽ làm hạn chế tầm nhìn bởi nước mưa không dễ bị cần gạt mưa làm sạch. Do đó cần lau kính thường xuyên và sử dụng nước lau lính chuyên dụng.

  1. Châm đủ nước rửa kính khi sử dụng xe mùa mưa

Đây là việc hữu ích để loại bỏ bụi bẩn, nước bẩn bắn lên kính. Nhiều thống kê cho thấy, mùa mưa khiến chủ xe tốn nhiều nước rửa kính hơn.

  1. Kích hoạt tính năng sưởi để ngăn chặn hiện tượng đóng sương trên kính

Nếu trời mưa, độ ẩm không khí tăng lên, nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe chênh lệch nhiều khiến các cửa kính bị đóng sương, làm giảm tầm nhìn. Khi đó, tính năng sưởi sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.

  1. Luôn đặt 2 tay trên vô-lăng

Rất nhiều người chỉ đặt 1 tay lên vô lăng, tay còn lại để tự do. Những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, trong điều kiện thời tiết mưa gió, bạn chỉ sử dụng 1 tay để “vần” vô lăng sẽ dễ rơi vào trạng thái bị động, không phản ứng kịp thời và thiếu chính xác nếu có tình huống bất ngờ.

  1. Không sử dụng điện thoại trong khi lái xe

Việc nhắn tin, nghe gọi điện thoại trong điều kiện thời tiết nắng ráo vốn rất nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi trời mưa bão.

  1. Luôn luôn bật tính năng ổn định điện tử (ESP)

Những dòng ô tô đời mới hiện nay đều trang bị hệ thống ổn định điện tử (ESP). Hệ thống này giúp thân xe hoạt động ổn định hơn, hạn chế mất lái, đặc biệt là trường hợp phải đánh lái, phanh gấp nếu độ bám đường của lốp xe kém. Trên một số dòng xe, hệ thống ổn định điện tử có khả năng tắt/mở chủ động để tạo cảm giác lái thể thao do đó bạn nên chú ý bật hệ thống này khi điều khiển xe ở trời mưa.

  1. Rà phanh dần hoặc chủ động phanh sớm hơn

Cần tập trung lái xe và chủ động phanh sớm hơn hoặc rà phanh dần dần để giảm tốc độ khi nhận thấy rủi ro, hạn chế các tính huống bất ngờ phanh đột ngột, làm mất lái.

Phanh hoạt động kém hiệu quả nếu bánh xe ướt, đường ướt. Nhiều chiếc xe còn bị giảm hiệu năng do bố/má phanh bị dính nước khiến má phanh không “ăn” khi ép vào đĩa phanh. Bạn nên dành thời gian kiểm tra bộ phận này và sẵn sàng thay thế chúng nếu má phanh không ăn.

  1. Không “coi thường” những vũng nước lớn

f:id:dichvuhanghoa:20200616115221j:plain

Không coi thường vũng nước lớn

Ngồi trên xe quan sát thì rất khó đoán biết độ sâu của vũng nước lớn hay đoán biết được bên dưới có ổ gà, hố ga mất nắp hay không. Đơn giản, trong vũng nước chứa một hòn đá to cũng trở thành một cái bẫy hoàn hảo. Hãy thận trọng lái xe từ từ thăm dò, tránh xa những chiếc xe đi ngược chiều bởi vạt nước bắn ra từ xe đi ngược chiều sẽ làm kính xe bạn bị nhòa và bẩn.

  1. Biết sợ khi đối diện với đoạn đường ngập sâu

Nếu cố tình đi vào vùng nước ngập sâu, nguy cơ bị thủy kích rất cao. Hậu quả do thủy kích là làm cong/gãy thanh truyền, block máy, nứt vỡ qui-lát,… kéo theo thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do đó, hãy nhớ thần chú “quay đầu lại là bờ” để bảo toàn tài sản của bạn.

Chăm sóc xe hậu lũ lụt


Sau khi đi qua vùng ngập nước, bạn nên mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng. Trong trường hợp nước tràn vào xe, ngoài việc kiểm tra và sửa chữa động cơ, hệ thống gió… bạn còn phải nhanh chóng làm sạch nội thất.

-  Việc làm sạch nội thất không đơn giản chỉ là lôi thảm ra phơi mà còn là kiểm tra, chăm sóc, vệ sinh hàng loạt bộ phận phức tạp: mút cách âm, ống dẫn khí điều hòa thổi chân, hệ thống điện điều khiển ghế, sưởi ghế, lỗ sạc điện và hệ thống dây dẫn điện điều khiển toàn bộ đèn ở đuôi xe…
-  Ngoài thảm lót sàn, nỉ trải sàn, mút cách âm cũng cần được phơi khô, thậm chí thay thế vì nếu bị ngâm nước lâu, các bộ phận này sẽ bị ải, rách, gây ảnh hưởng đến khả năng chống ồn của sàn xe. Ngoài ra, nấm mốc sinh ra do ẩm uớt ở nỉ sẽ gây mùi khó chịu, có hại cho sức khỏe.
-  Hệ thống ống dẫn khí điều hòa thổi chân cũng cần được làm sạch gấp vì hệ thống này làm bằng nhựa, có dạng ống kín nằm chìm dưới lớp nỉ trải sàn và nếu nước bẩn của các trận ngập lọt vào sẽ ứ đọng làm nảy sinh các dạng vi sinh vật có hại.
- Kiểm tra và sấy khô các giắc cắm, mối chuyển của hệ thống điện. Các đầu tiếp xúc kim loại này có thể bị han gỉ và ảnh hưởng đến khả năng truyền điện cũng như dẫn tới việc chập cầu chì, hỏng đèn hay tê liệt một chức năng nào đó trong xe.
-  Hút, sấy, vệ sinh và khử mùi ghế cùng toàn bộ nội thất để làm sạch xe và đảm bảo tuổi thọ cho xe.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới, Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

Ô tô nhập khẩu, đặc biệt là xe thuộc những thương hiệu hạng sang như Mercedes-Benz được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài cuốn hút, nội thất cao cấp cùng hàng loạt trang bị hiện đại. Thế nhưng, so với xe trong nước, ô tô nhập khẩu chịu nhiều thuế hơn. Vậy xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì trong năm 2019?

f:id:dichvuhanghoa:20200610165709j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?
  1. Giải đáp “xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?”

1.1. Thuế nhập khẩu

Khác với những mẫu xe được sản xuất trực tiếp trong nước, xe ô tô nhập từ nước ngoài về sẽ chịu thuế nhập khẩu với mức thuế theo từng quốc gia mà xe được sản xuất. Cụ thể:

- Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia tại ASEAN: Dựa vào nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN kể từ 1/1/2018 sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn.

Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài.

Có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe.

Phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.

Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng.

Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia khác: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mẫu xe được sản xuất ngoài các quốc gia thuộc ASEAN là 70%. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thông qua, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình bỏ thuế quan đối với ô tô con và linh kiện sau 9 đến 10 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức thuế 0% sẽ được áp dụng:

Sau 7 năm đối với các loại phụ tùng ô tô.

Sau 9 năm đối với ô tô dung tích động cơ trên 2,5 L (với xe chạy diesel) hoặc trên 3.0L (đối với xe chạy xăng).

Sau 10 năm các loại ô tô khác.

1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

f:id:dichvuhanghoa:20200610165737j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế áp dụng với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm hướng dẫn tiêu dùng xã hội và điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 106/2016/QH13 đã sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Luật số 70/2014/QH13. Trong đó, đối với dòng xe có dung tích xilanh từ 2.000cm3 trở xuống, thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh giảm và tăng với dòng xe có dung tích xilanh từ 2000cm3 trở lên:

Loại xe

Mức thuế (%)

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống:

 

- Loại có dung tích xi lanh 2.000 cm3 trở xuống

45

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

60

Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

30

Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

15

Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng

15

Xe ô tô chạy bằng điện:

 

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật thuế Giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2016, cách tính thuế Giá trị gia tăng như sau:

Thuế giá trị gia tăng = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Do ô tô nhập khẩu không nằm trong danh sách miễn thuế (VAT = 0%) nên chủ sở hữu xe phải trả thêm 10% cho VAT. 

f:id:dichvuhanghoa:20200610165755j:plain

Ô tô nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế gì?

1.4. Thuế/phí để xe lăn bánh

Tuy nhiên, mức thuế phí để xe lăn bánh là bắt buộc với tất cả các dòng xe, kể cả nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Các mức thuế, phí khách hàng phải đóng để xe lăn bánh trên đường gồm có phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm vật chất xe, phí biển số, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,... 

Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương và loại xe đăng kí mà mức thuế, phí sẽ dao động khác nhau. Ví dụ như, đối với xe du lịch dưới 9 chỗ phí biển số đăng kí tại TP.HCM và Hà Nội sẽ là 20 triệu đồng, trong khi đó các khu vực khác sẽ thấp hơn, khoảng 1 triệu đồng. Hay như phí trước bạ sẽ dao động từ 10-12% tùy địa phương.

  1. Danh sách các chi phí khi đăng ký xe

Song song tìm hiểu “xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?” thì những loại phí kèm theo cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là danh sách một số loại phí mà bạn thường phải chi trả khi mua xe ô tô:

Hạng mục

Biểu phí

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc)

Từ 400.000 VNĐ

Phí đăng kiểm

Từ 340.000 VNĐ

Phí bảo trì đường bộ

Từ 1.560.000 VNĐ

Lệ phí cấp biển số

● TP.HCM: 20.000.000 VNĐ[1][2]

● Hà Nội: 20.000.000 VNĐ

● Các thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã: 1.000.000 VNĐ.

● Các khu vực khác: 200.000 VNĐ

Thuế trước bạ ô tô

Theo quy định, lệ phí trước bạ được tính tùy vào từng địa phương. Ngoài ra, kể từ năm 2018 thì loại thuế này được áp dụng cho cả xe ô tô mới và cũ. Theo quy định chung tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì mức phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10%. Các tỉnh thành có thể áp mức cao hơn tùy từng địa phương mình nhưng không được trên 15%. Ví dụ, tại TP.HCM, thuế trước bạ đang là 10%.

Cùng với những loại phí trên, còn có một số loại phí khác mà nhân viên bán hàng sẽ tư vấn đến bạn khi mua xe.

 Xem thêm: Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

Lái xe khi đi giày cao gót cực kỳ nguy hiểm, rất dễ gây ra những sự cố đáng tiếc, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng như vụ nữ tài xế lái Mercedes GLC. Vậy phụ nữ nên làm gì khi đi giày cao gót nhưng buộc phải lái xe?

f:id:dichvuhanghoa:20200609183320j:plain

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

sáng ngày 20.11 đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và hy hữu. Chiếc Mercedes GLC 250 mới tậu đã bị cháy trơ khung sau khi đâm liên tiếp vào nhiều xe máy kéo lê hàng chục mét khiến 1 phụ nữ 27 tuổi tử vong và 3 người khác bị thương. Tại cơ quan công an, nữ tài xế Vũ Thị Hồng Thái cũng là chủ nhân chiếc Mercedes GLC 250 khai nhận khi tới điểm dừng đèn đỏ do mất bình tĩnh và chiếc giày cao gót nên đã đạp nhầm chân ga. Chiếc xe của bà Thái là xe chính chủ, mới mua được ít ngày.

Không rõ đây là tình tiết được nữ tài xế khai để giảm tội hay không nhưng việc giày cao gót là tác nhân gây tai nạn giao thông với nữ giới không phải là chuyện lạ. Thậm chí, ở một số nước đi giày cao gót lái xe là hành vi bị cấm tương tự như không thắt dây an toàn.

Bỏ giày cao gót lái xe có an toàn?

Câu trả lời là Không nếu trong trường hợp bạn bỏ giày cao gót để lái xe với đôi chân trần hoặc dép lê dự phòng. Với những người có ý thức về sự nguy hiểm của giày cao gót hoặc cảm thấy bất tiện khi lái xe với loại giày này họ thường bỏ ra khi ngồi vào vị trí lái. Tuy nhiên, nếu lái với chân trần không giúp lái xe bớt rủi ro hơn bởi bàn đạp ga và phanh vốn làm bằng kim loại có độ lồi lõm để tạo ma sát khiến việc thao tác khó khăn, kém dứt khoát hơn, đặc biệt là khi cần phanh gấp. Việc luân chuyển giữa hai bàn đạp với chân trần cũng có thể khiến lái xe bị thương tiềm ẩn nguy cơ mất bình tĩnh gây tai nạn.

Trong trường hợp tài xế sử dụng dép lê hay những loại dép phổ thông đi trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chẳng kém gì giày cao gót. Bởi dép lê có thể bị tuột, mũi dép hở có thể bị mắc vào bàn đạp khiến hành động phanh hay đạp ga diễn ra không chính xác. Chưa kể tới việc mồ hôi chân có thể khiến dép dễ trơn trượt hay tiết diện dép lớn gây vướng víu, làm tăng nguy cơ nhầm lẫn trong các thao tác xử lý tình huống khẩn cấp.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ mới chỉ cẩn thận 1 nửa khi bỏ giày cao gót nhưng lại để ngay ở sàn xe. Điều này còn nguy hiểm hơn bởi trong lúc di chuyển rất có thể những chiếc giày cao gót không được sử dụng sẽ tung tăng “đi lại” và có thể bị kẹt trong chân phanh bất kỳ lúc nào. Nếu trường hợp này xảy ra, ngay cả khi tài xế không nhầm lẫn cũng không thể phanh khi cần dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng.

Làm thế nào để lái xe an toàn khi đi giày cao gót?

f:id:dichvuhanghoa:20200609183341j:plain

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

Đơn giản là bỏ giày cao gót và thay thế nó bằng các loại giày phù hợp. Trong đó, điều kiện tiên quyết là giày thay thế phải có đế bằng, có phần cố định gót chân, tiết diện đế nhỏ gọn không quá mỏng cũng không quá dày, cứng và hạn chế tối đa dây buộc lòng thòng hay khó sử dụng. Đáp ứng tốt nhất cho những tiêu chí kể trên là loại giày búp bê hay giày lười dành cho phụ nữ.

Đây là loại giày rất phù hợp khi lái xe bởi đeo và tháo nhanh, mũi giày và đế gọn gàng có độ dày vừa phải, độ bám tốt giúp lái xe linh hoạt trong mọi thao tác bao gồm cả việc… tháo giày khi xuống xe. Với loại giày “hỗ trợ” này không cần thiết phải quá đẹp hay đắt tiền để không khiến lái xe phân tâm khi sử dụng. Tất nhiên, sau khi thay giày mới đôi giày cao gót luôn phải được để tách biệt với sàn khoang lái, khoang ghế phụ lúc này có thể nói là giải pháp tốt nhất.

3 “nên” cần lưu ý khi lái xe ô tô cho chị em không nên lái xe mang giày cao gót

f:id:dichvuhanghoa:20200609183356j:plain

Khuyến cáo rủi ro khi đi giày cao gót lái xe

Tốt nhất để tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông cho mình và người khác các chị em nên thực hiện quy tắc 3 ‘nên” sau:

– Nên sử dụng giày đế mỏng, phẳng khi lái xe. Hoặc chị em vẫn có thể mang giày cao gót nhưng khi đã lái xe thì mọi người nên chuẩn bị sẵn đôi dép đến bằng ở trong xe để điều khiển xe dễ dàng hơn.

– Nên ngồi đúng tư thế: Đây là bước quan trọng để người lái xe có thể thoải mái nhất, chủ động trên ghế ngồi về trên đường trường. Đặc biệt nên nắm vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe. Lúc này gót chân để thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng ức chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm chân ga, chân phanh. 

– Nên giữ tinh thần luôn tỉnh táo, tập trung: Cuộc sống bận rộn có thể khiến chị em phụ nữ thường xuyên bị stress, mệt mỏi vì vừa phải lo toan cho gia đình, vừa lo các công tác xã hội. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi khả năng quan sát và xử lý tình huống không được nhanh nhạy nữa. Từ đó có thể gây ra một số vụ tai nạn đáng tiếc trên đường.

Trên đây là những cảnh báo cũng như mẹo nhỏ giúp chị em chọn được đôi giày phù hợp nhất thay thế giày cao gót khi ngồi sau vô lăng khi lái xe để có một chuyến đi an toàn nhất nhưng không bỏ lỡ những bữa tiệc, sự kiện nơi giày cao gót là phụ kiện không thể thiếu của phái đẹp.

 Tìm hiểu thêm: Quy định mới về học sát hạch câp phép giấy lái xe ô tô, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020

Với những quy định mới bổ sung từ năm 2020, việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô sẽ được thắt chặt, độ khó trong các bài học, thi lý thuyết và thực hành theo đó cũng tăng lên so với trước đây.

Bắt đầu từ năm 2020, việc học, thi lấy giấy phép lái xe (GPLX) ô tô các hạng tại Việt Nam chính thức áp dụng những quy định mới theo nội dung tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017 về việc đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180332j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020

Theo đó, ngoài việc bổ sung công nghệ mới nhằm giám sát, đào tạo học viên, các Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp GPLX sẽ áp dụng thêm các môn học mới, tăng độ khó cho các bài thi lý thuyết cũng như thực hành. Dưới đây là 5 quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô tại Việt Nam từ năm 2020 mà những học viên tham gia học, thi lấy GPLX cần biết:

  1. Bổ sung thêm các môn học mới

Bên cạnh các môn học về cấu tạo sửa chữa ô tô, nghiệp vụ vận tải, Kỹ thuật lái xe… Bắt đầu từ năm 2020, theo quy định tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, các học viên học lái xe sẽ phải học thêm các môn Đạo đức, Văn hoá giao thông và Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Thời lượng học ít nhất được quy định với loại bằng B1 là 14 giờ, bằng B2, C là 20 giờ.

Những môn học mới được bổ sung sẽ góp phần giúp học viên thấy nâng cao ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180351j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020
  1. Sử dụng thiết bị mô phỏng trong việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX

Trước đây, học viên học lái xe ô tô chỉ học lý thuyết và thực hành… sau đó tham gia thi sát hạch để được cấp GPLX. Tuy nhiên với quy định mới, bắt đầu từ năm 2020 ngoài phần lý thuyết, thực hành, các học viên sẽ được học thêm các nội dung mới trên thiết bị mô phỏng đào tạo lái xe. Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, thiết bị này bao gồm: hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ô tô.

Việc thi sát hạch của học viên theo đó cũng được bổ sung thêm phần thi thực hành trên thiết bị mô phỏng các tình huống giao thông. Trình tự thi sát hạch gồm phần thi lý thuyết, lái xe bằng phần mềm mô phỏng, lái xe trên sa hình thực tế và lái xe trên đường trường.

  1. Tăng cường giám sát học viên tham gia khóa đào tạo lái xe ô tô

Theo quy định mới, từ năm 2020 các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị, duy trì cabin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Bên cạnh đó, từ ngày 1.5.2020 các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát và nhận dạng học viên trong thời gian học lý thuyết. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180411j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020
  1. Lắp camera giám sát các bài thi sát hạch cấp GPLX

Bắt đầu từ ngày 1.1.2020, việc thi lý thuyết cũng như thực hành của các học viên sẽ được gắn camera giám sát để truyền trực tiếp hình ảnh thông tin về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Điều này nhằm mục đích giúp các cơ quan quản lý an toàn giao thông, cơ quan công an có thể giám sát quá trình sát hạch cấp GPLX.

Theo đó, các trung tâm thi sát hạch cấp GPLX sẽ được lắp hệ thống camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài thi: xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. Hệ thống sử dụng camera IP, có độ phân giải HD trở lên, có giao diện tương tác, kết nối đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn mở ONVIF, được đồng bộ về thời gian với máy chủ sát hạch lý thuyết, máy tính điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình. Đảm bảo kết nối trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh (dạng video) về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, lưu trữ

  1. Tăng số lượng câu hỏi lý thuyết thi sát hạch cấp GPLX

Từ năm 2020, số lượng câu hỏi trong một đề sát hạch cấp GPLX cũng sẽ được tăng thêm từ 450 câu lên thành 600 câu.

Các bài thi hạng B2, C, D, E, F cũng sẽ được thay đổi. Trong tổng cộng 600 câu hỏi của bộ đề thi sẽ có 100 câu mang tính cơ bản, cốt lõi mà người lái xe phải hiểu, nhớ và luôn thực hiện đúng trong suốt quá trình lái xe để tham gia giao thông an toàn.

f:id:dichvuhanghoa:20200609180424j:plain

Quy định mới về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2020
  1. Bổ sung nội dung lái xe an toàn và tác hại của rượu, bia

Theo quy định mới, nội dung lý thuyết được bổ sung dù thời gian dành cho từng phần vẫn giữ nguyên. Môn “Đạo đức người lái xe và văn hóa tham gia giao thông” được thay đổi thành “Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông”

  1. Cấp giấy phép lái xe theo mẫu mới

Từ ngày 1/6/2020, giấy phép lái xe mới sẽ chứa mã số riêng theo từng cơ sở đào tạo. GPLX cấp mới sẽ có QR code để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của cơ sở đào tạo lái xe. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng thống kê được số lượng và loại lỗi vi phạm của cựu học viên theo từng cơ sở đào tạo lái xe.

 Tìm hiểu thêm: Các trường hợp tài xế được dừng trên cao tốc, Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng

Các trường hợp tài xế được dừng xe trên cao tốc

Gần đây, có một số trường tài xế dừng xe trên cao tốc bị phạt rất nặng. Do vậy, nhiều người băn khoăn không biết trong trường hợp nào tài xế được dừng xe trên cao tốc?

Hàng loạt vụ việc vi phạm giao thông liên quan đến việc dừng xe trên đường cao tốc với mục đích dừng xe để bắn chim, để ăn trưa, tiểu bậy... Hầu hết các trường hợp này, CSGT đã tiến hành phạt nguội qua phản ánh của người dân và camera giao thông.

Do vậy, nhiều tài xế thắc mắc các trường hợp được dừng xe trên cao tốc?

f:id:dichvuhanghoa:20200608125201j:plain

Các trường hợp tài xế được dừng xe trên cao tốc

Thế nào là đường cao tốc?

Đường cao tốc là phần đường dành riêng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ cao. Ở Việt Nam có nhiều loại đường cao tốc khác nhau, tùy vào loại đường mà người ta phân ra tốc độ di chuyển khác nhau, tốc độ di chuyển thấp nhất từ 50km/h - 120 km/h.

Các trường hợp xe ô tô được dừng trên cao tốc

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy, ô tô, các loại xe tương tự như ô tô và phương tiện cơ giới khác làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa mới được đi vào đường cao tốc.

Còn tại điểm 3, Điều 26, Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe cơ giới di chuyển trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

- Trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

- Xe được dừng trong các trường hợp sau: bị hư hỏng, người trên xe cần được cứu hộ y tế... Cũng theo quy định này, người điều khiển phương tiện nếu dừng xe trên đường cao tốc phải dừng xe ở vị trí đã được quy định là lề đường bên phải hoặc làn xe dừng khẩn cấp trên đường cao tốc. 

Như vậy, người điều khiển phương tiện không được dừng xe trên đường cao tốc mà không trong các trường hợp khẩn cấp. 

Theo tin tức pháp luật, nếu người điều khiển phương tiện cố tình dừng xe trên đường cao tốc mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt rất nặng. Cụ thể, Nghị định 100 NĐ-CP quy định rõ mức phạt như sau: 

- Người điều khiển ô tô dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định bị phạt tiền 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2-4 tháng.

- Người điều khiển xe máy chuyên dùng bị phạt 3-5 triệu đồng khi dừng xe trên đường cao tốc, xe không đúng nơi quy định và bị tước giấy phép lái xe 2-4 tháng.

f:id:dichvuhanghoa:20200608125222j:plain

Các trường hợp tài xế được dừng xe trên cao tốc

Những lưu ý về tốc độ lưu thông trên cao tốc

Khi lưu thông trên đường cao tốc, tài xế phải tuân thủ tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu được quy định trên tuyến đường. Theo đó, tốc độ tối đa được phép khai thác trên đường cao tốc không quá 120 km/h. Tối độ thối thiểu được ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Hơn nữa, tại Khoản 2,  Điều 10, Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h. 

Như vậy, có thể nhận thấy tốc độ tối thiểu dựa trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc nhưng không được dưới 50km/h.

Các lỗi sai điển hình khi dừng đỗ xe trên cao tốc

Dừng xe không đúng làn

Thông thường lái xe thường cho rằng chỉ có thể tiến hành dừng đỗ xe khi xe bị hỏng thì mới không bị phạt. Tuy nhiên, có một số trường hợp lái xe buồn ngủ, nếu tham gia giao thông có thể không làm chủ được phương tiện, gây nguy hiểm cho bản thân và những người đi đường khác. Vậy nên trong tình huống này, lái xe có thể lái xe vào các làn dừng khẩn cấp (đoạn đường mở rộng bên phía tay phải) hoặc lề đường để tiến hành nghỉ ngơi.

Trong một số trường hợp xe gặp vấn đề không thể di chuyển đến lề đường hoặc làn dừng khẩn cấp thì bạn phải cố gắng đưa xe ra khỏi phần đường chính và báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, đặt biển phản quang để cảnh báo các xe khác.

Thực tế, việc xử phạm hành chính vì dừng đỗ xe trên cao tốc không có biển báo hiệu nguy hiểm có thể bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồn (Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), nhưng nguy hiểm hơn là nó gây ảnh hưởng tới an toàn của bạn và những người khác.

Khi tham gia cao tốc, ngoài các quy định về đỗ xe thì bạn cũng nên tìm hiểu về các quy đinh chuyển làn, giảm tốc hay khi ra khỏi cao tốc để tránh bị phạt oan hay gặp nguy cơ va chạm với người khác. 

f:id:dichvuhanghoa:20200608125253j:plain

Các trường hợp tài xế được dừng xe trên cao tốc

Dừng xe không có biển báo phản quang

Có nhiều trường hợp lái xe phải dừng khẩn cấp vì các lí do như mệt mỏi hay người nhà gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, kể cả khi bật đèn khẩn cấp thì nhiều người vẫn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì vi phạm dừng đỗ xe trên cao tốc. Số tiền bị phạt là từ 5-6 triệu đồng theo điểm c khoản 7 Điều của Nghị định 46/2016, kèm theo đó là việc tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Nguyên nhân là do người dùng không đặt biển báo nguy hiểm theo quy định.

Như vậy, nếu đã xác định tham gia cao tốc bạn nên có sẵn các biển báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn và tránh bị phạt tiền khi lưu thông.

Hiểu nhầm về đảo cứu hộ

Nhiều lái xe cho rằng khu vực đảo cứu hộ trên đường cao tốc là khu vực xe được dừng đỗ thoải mái, bất kể với lí do gì. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Khu vực đảo cứu hộ chỉ dành cho các trường hợp như xe có vấn đề, sự cố cần sửa chữa chứ không dành cho các lái xe tấp vào để nghỉ ngơi.

Ai dừng đỗ xe ở đây trong trường hợp xe không gặp vấn đề sẽ bị cảnh sát giao thông sờ gáy và chịu phạt tương tự như hành vi đỗ xe trái pháp trên cao tốc. Bạn cần biết rằng các điểm đảo cứu hộ này thường gần với các hầm chui vì vậy rất dễ có camera quan sát của cảnh sát giao thông trên cao tốc. Vậy nên, nếu lái xe nào muốn nghỉ ngơi tạm thời ở các đảo này thì có thể dùng mẹo như sau:

Dừng xe, bật nắp capô xe giả vờ như xe gặp sự cố. Bật đèn tín hiệu khẩn cấp và mở cửa xe ngó nghiêng vào khoang máy xe. Dĩ nhiên, đây là cách để các chủ xe nghỉ ngơi trong ít phút chứ không phải cách đối phó lâu dài nên các chủ xe cần chú ý, tốt nhất không nên dừng đỗ quá lâu.

 Tìm hiểu thêm: Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng, Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói

Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói

Nếu một buổi sáng trời đông lạnh lẽo, bạn khởi động xe hơi và phía sau xuất hiện làn khói mờ ảo thì hãy khoan vội lo, đó có thể chỉ là do hơi nước đọng lại trong ống xả bị đốt nóng và bốc hơi mà thôi. Nhưng nếu nơi bạn sinh sống khá nóng bức hay xe đang di chuyển trên đường thì việc khói xuất hiện rõ ràng là không hề ổn. Hãy điểm qua những lý do chính cũng như việc nên làm khi rơi vào tình huống không mong đợi đó.

f:id:dichvuhanghoa:20200604113947j:plain

Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói

Khói màu xanh da trời

Tin xấu là động cơ của bạn đang đốt cháy dầu bôi trơn, điều này xảy ra do gioăng cao su của xú-páp (còn gọi là chén chặn) hoặc xéc-măng của piston bị hở và xilanh bị hư hỏng dẫn đến dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt. Dầu bôi trơn bị đốt có thể khiến các cảm biến oxy bị xuống cấp, bên cạnh đó là hệ thống bôi trơn của động cơ có mức dầu thấp và không có đủ áp lực dầu để làm việc.

Trong thực tế, khói xanh khá hiếm gặp nhưng nếu chẳng may bạn rơi vào trường hợp này và tiếp tục di chuyển thì nhiều khả năng động cơ sẽ hỏng nặng, đặc biệt là trong những chuyến đi xa hay khi đang ở đường cao tốc. Vậy nên bạn hãy tỉnh táo xem xét, kiểm tra và hành động chuẩn xác nhằm bảo vệ chiếc xe của mình.

f:id:dichvuhanghoa:20200604114104j:plain

Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói

Khi gặp tình huống này thì ngửi được mùi dầu cháy khen khét là hiển nhiên, sau đó bạn nên kiểm tra mức dầu thông qua que thăm dầu, nếu dầu xuống thấp dưới mức khuyến cáo thì bạn nên bổ sung ngay. Không nên để động cơ làm việc mà thiếu dầu bôi trơn, điều này sẽ dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng hơn như bó kẹt piston trong xylanh.

Sau đó, kiểm tra tổng thể động cơ là việc cần được thực hiện, từ đo áp suất dầu bôi trơn, xem xét rò rỉ dầu dưới các-te, các gioăng cao su xú-páp, xéc-măng và xylanh. Các chi tiết hư hỏng cần được thay thế hoặc sửa chữa, hoặc thậm chí là đại tu động cơ.

Khói màu trắng

Tin này còn tồi tệ hơn cả khói xanh, động cơ xăng của bạn đang đốt cháy nước làm mát hoặc dầu hộp số. Nếu nguyên nhân đến từ nước làm mát thì có nghĩa gioăng nắp động cơ rò rỉ hoặc nắp động cơ bị nứt khiến cho buồng đốt không được bịt kín. Nếu xe nhả khói trắng do dầu hộp số, rõ ràng động cơ đang nhận lấy “dầu đỏ” không hề mong muốn từ hộp số.

Trường hợp khói trắng có tỉ lệ gặp phải cao hơn khói xanh, nhưng nếu xác định được không phải do hơi nước đọng lại trong ống xả thì bạn cần kiểm tra kĩ và "sơ cứu" ngay để hạn chế tối đa những nguy cơ nghiêm trọng hơn có thể xảy đến.

f:id:dichvuhanghoa:20200604114131j:plain

Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói

Bên cạnh đó động cơ diesel thải ra khói trắng có thể do nước làm mát lọt vào buồng đốt như ở động cơ xăng hoặc nhiên liệu không cháy sạch hoàn toàn. Vấn đề nằm ở kim phun làm việc sai thời điểm hoặc một trong các xylanh không đủ áp suất nén.

Đi kèm khói trắng sẽ là mùi âm ẩm do nước làm mát bị đốt cháy và bốc hơi, hoặc là mùi dầu hộp số cháy khá khó chịu. Bạn cần xem lại mực nước làm mát và cả mức dầu hộp số để xác định chính xác nguyên nhân.

Nếu trong két nước bị hụt nước hoặc động cơ quá nóng, bạn nên cẩn thận kiểm tra thêm áp suất của hệ thống làm mát có bị thấp hay không, nếu có thì gioăng nắp động cơ cần được thay mới. Nếu chỉ có dầu hộp số ở mức thấp, bạn nên bù đắp lượng còn thiếu và liếc sơ qua ống dẫn dầu của hộp số, nếu bộ phận này không hoạt động đúng với chức năng thì nó cần được thay mới. Cả hai trường hợp này bạn cần bổ sung nước làm mát và dầu hộp số ngay trước khi tiến hành các bước sửa chữa khác.

Ngoài hai nguyên nhân này, các động cơ diesel cũng cần được đưa đến các garage để kiểm tra toàn diện, tránh để tình trạng tồi tệ xảy ra với chiếc xe của bạn.

Khói màu đen

Đây có lẽ là dạng khói thường gặp nhất trên đường, và không như hai trường hợp trên thì bạn vẫn có thể hoàn thành chặng đường của mình và ghé vào các garage sau đó vì điều này không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được tương đối đơn giản.

f:id:dichvuhanghoa:20200604114150j:plain

Nguyên nhân và cách khắc phục khi xe nhả khói

Ở những động cơ diesel kiểu cũ, khói đen là một phần không thể thiếu khi khởi động hay tải nặng, nhưng điều này hoàn toàn “bất thường” với những mẫu ô tô hay xe bán tải có được “động cơ diesel sạch” (sử dụng bộ điều khiển ECU điện tử và hệ thống phun nhiên liệu Common rail). Nguyên nhân là động cơ nhận được quá nhiều nhiên liệu so với mức cần thiết: do kim phun làm việc sai thời điểm hoặc bộ điều khiển gặp trực trặc.

Bên cạnh đó, khói đen xuất hiện ở động cơ xăng là do hỗn hợp hòa khí quá giàu và quá trình đốt cháy xảy ra không hoàn toàn (quá nhiều nhiên liệu, ít không khí), đặc biệt là khi xe phải tải nặng. Nếu khói đen thường xuyên xuất hiện và dưới ống xả đọng lại một lớp mụi than dày thì rõ ràng động cơ đang nạp nhiều xăng hơn mức cần thiết.

Ở những mẫu động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí, việc giàu nhiên liệu và khói đen có thể do bướm gió bị lỗi, có kim loại hoặc nhựa lọt vào bộ chế hóa khí, phao nhiêu liệu đặt thấp và lọc nhiên liệu bị bẩn. Đối với các hệ thống phun xăng hiện đại, khói đen ở ống xả đến từ một hay một vài kim phun bị rò rỉ, áp lực phun quá lớn, cảm biến oxy bị hỏng hoặc bộ điều khiển tính toán sai.

Việc cần làm là kiểm tra tình trạng của bướm gió tự động hoặc phao xăng nếu động cơ của bạn dùng bộ chế hòa khí. Các hỏng hỏng cần được sửa chữa, hay thay mới nếu thật sự cần thiết.

Bạn nên xem qua áp suất xăng hoặc dầu nếu động cơ của bạn hiện đại hơn với hệ thống phun nhiên liệu và đồng thời liếc qua thử lọc gió có sạch sẽ hay không. Nếu vấn đề không được cải thiện thì hãy đánh lái xe của bạn vào khu dịch vụ để họ kiểm tra chi tiết hơn, ví dụ như các cảm biến và cụm kim phun.

 Xem thêm: 10 Thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020, Danh sách các công ty vận tải hàng hóa uy tín khu vực Hà Nội