Xe nâng động cơ dầu diesel – các loại xe đang được ưa chuộng

Xe nâng hàng diesel đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, loại xe tiện lợi này có khá nhiều ưu điểm nổi bật cũng như một số mặt hạn chế khi sử sụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Ưu điểm của xe nâng hàng diesel:

– Công nghệ hiện đại dần hoàn thiện các yếu tố bất lợi khi sử dụng xe nâng hàng động cơ diesel. Sự ra đời của các công nghệ mới như tăng áp và hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp cách đây một vài năm đã khiến động cơ diesel mạnh mẽ hơn và không thua kém các loại động cơ xăng tốt nhất. Điều đặc biệt là chúng vẫn giữ nguyên ưu điểm tiết kiệm nhiên liệu.

f:id:dichvuhanghoa:20200325181222p:plain

Xe nâng động cơ dầu diesel – các loại xe đang được ưa chuộng

– Xe nâng dầu diesel có động cơ hoạt động bền bỉ, khả năng mạnh mẽ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

– Có thể sử dụng xe nâng động cơ dầu để làm việc trong nhiều môi trường khác nhau từ không gian hẹp đến không gian rộng lớn.

– Chi phí nhiên liệu cực rẻ, không phải tạm ngừng sạc điện khi đang sử dụng. Tiết kiệm hoàn hảo so với xe nâng xăng và xe nâng gas. Chi phí thay thế phụ tùng, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng dầu cũng rất rẻ.

– Xe nâng động cơ dầu có thể làm việc liên tục trong 3 ca, tuy thời gian làm việc lâu dài nhưng không hề làm giảm hiệu suất hoạt động.

– Đa dạng tải trọng cho người dùng, cho phép thay đổi chiều cao, tải trọng nâng đơn giản với quy trình đạt hiệu quả nhất. Mức tải trọng tối đã có thể lên đến 10 tấn, chiều cao nâng max đến 8m. Thiết bị là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp, xưởng sản xuất.

Nhược điểm của xe nâng hàng diesel:

– Mặc dù động cơ diesel ra đời sớm hơn và có nhiều ưu điểm vượt trội tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ xăng đến 30%. Nhưng tính đến nay, nhìn chung động cơ diesel vẫn ít phổ biến hơn động cơ xăng bởi vấn đề về tiếng ồn và khí thải.

– Tiếng ồn khi hoạt động khá lớn, độ ồn cao nên không thích hợp sử dụng trong các khu có động dân cư, tập trung nhiều nhà ở xung quanh.

– Khí thải ra nhiều, khói bụi có thể gây ô nhiễm môi trường làm việc nhiều hơn hẳn so với xe nâng điện.
– Có thể phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng dầu diesel.

Mặc dù có nhược điểm như vậy nhưng loại xe nâng dầu diesel vẫn được nhiều người lựa chọn và sử dụng vì những ưu điểm mà chúng mang lại rất tuyệt vời.

Lựa chọn xe nâng diesel khá hoàn hảo cho các doanh nghiệp, tùy theo mục đích và chi phí mà có thể chọn mua loại xe nâng dầu cũ hoặc mới. Điều quan trọng là địa chỉ bán xe nâng uy tín chính hãng và chất lượng xe được đảm bảo.

Những đặc điểm cụ thể về ưu nhược điểm của xe nâng hàng diesel ở trên sẽ giúp bạn xác định rõ đặc điểm nổi bật của dòng xe nâng này. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề nào cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.

Xe nâng Toyota FGZN/FDZN: đơn giản và mạnh mẽ

Những ưu điểm chính gồm:

Hộp số êm ái và ổn định.

Các bộ phận thủy lực được sản xuất với chất lượng cao, đặc biệt rất bền, đảm bảo tuổi thọ hoạt động lâu dài của xe.

Bộ điều khiển van thủy lực tiên tiến đảm bảo điều chỉnh lượng dầu thủy lực với độ chính xác cao

Mui trần xe nâng dòng Toyota FGZN/FDZN sử dụng thiết kế lưới mắt cao, đem lại khả năng quan sát tốt ngay cả khi dàn nâng lên cao, đồng thời bảo vệ người điều khiển khỏi các vật thể rơi vào.

OPS (Operator Presence Sensing) là hệ thống độc đáo của Toyota, nó phát hiện sự vắng mặt của người điều khiển và ngay lập tức ngừng toàn bộ hoạt động vận chuyển và bốc xếp hàng hóa. Khi việc này xảy ra, OPS sẽ phát âm thanh báo động và bật đèn cảnh báo.

Dòng xe nâng FGZN/FDZN tiếp tục triết lý thiết kế hướng tới người điều khiển của Toyota, giúp giảm sự căng thẳng, vất vả trong công việc, góp phần nâng cao hiệu suất lao động.

Dòng xe nâng Toyota FGZN/FDZN được trang bị tay lái trợ lực thủy lực toàn phần, với bán kính nhỏ, cho phép thực hiện các thao tác điều hướng xe nâng rất nhẹ nhàng và dễ dàng.

Màn hình hiển thị trên dòng xe nâng Toyota FGZN/FDZN cho người điều khiển cùng lúc theo dõi các chỉ số: nhiệt độ nước giải nhiệt, lượng nhiên liệu, đồng hồ thời gian, cảnh bảo nhiệt độ dầu động cơ, và các chỉ số khác, khiến việc kiểm soát trạng thái hoạt động của xe nâng trở nên dễ dàng.

Phanh đỗ hoạt động kép (double-action parking brake) nằm ở vị trí rất thuận tiện để sử dụng.

Thiết kế đơn giản của dòng xe nâng Toyota FGZN/FDZN khiến việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng xe trở nên rất dễ dàng. Tấm sàn 2 mảnh được thiết kế rất khéo léo nên chỉ cần tháo một mảnh sàn nhỏ là sẽ mở được toàn bộ khoang chứa động cơ. Tấm bảo vệ khoang chứa động cơ cũng được thiết kế để khi mở ra, nó tạo không gian thoáng rộng giúp người thợ có thể dễ dàng thao tác với động cơ và các chi tiết liên quan.

XE NÂNG MITSUBISHI FD25T

Xe nâng Mitsubishi với hệ thống là toàn bộ cấu tạo từ thép đúc cứng cáp, hoạt động mạnh mẽ thông qua hệ thống bơm thủy lực kép và xi lanh được thiết kế tối ưu, hỗ trợ tối đa cho công việc nâng hạ của bạn.

f:id:dichvuhanghoa:20200325181248j:plain

Xe nâng động cơ dầu diesel – các loại xe đang được ưa chuộng

Thông số kĩ thuật

- Model: FD25T

- Kiểu vận hành: ngồi lái

- Tải trọng nâng/ Tâm tải (Capacity/ Load center): 2500 kgs/ 500 mm

- Kiểu trục/ chiều cao nâng (Mast type/ Lift height): 2 trục (2-Stage Wide View Mast): 3,000 mm

- Chiều dài càng nâng (Fork length): 1,070 mm

- Bánh xe (Tyres): Cao su hơi (Pneumatic tire)

- Xuất xứ động cơ (Engine): S4S - Mitsubishi

- Động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải Euro III (Satisfy Euro III standard)

- Bộ số (Transmission): Tự động (Power shift)

- Sản xuất tại Nhật Bản (Year): 2015, mới 100% chưa qua sử dụng.

Ứng dụng

Xe nâng hàng Mitsubishi FD25T với tải trọng tối đa là  2.5 tấn, chiều cao nâng lên là 3m. Là sản phẩm được công ty xe nâng Havico nhập khẩu mới, nguyên chiếc từ nhà sản xuất thương hiệu Mitsubishi, nên có thiết kế chắc chắn, an toàn.

Xe mitsubishi FD25T có thiết kế chắc chắn, an toàn để có thể vận hành ở mọi điều kiện môi trường khác nhau tại kho xưởng, nhà máy sản xuất…

Xe nâng mitsubishi chạy dầu 2.5 tấn

Chuyên dùng cho các công việc xếp dỡ hàng hóa, tập kết hay di dời hàng hóa tại các cảng hay công trình xây dựng. Đầy được xem là dòng xe nâng hàng phổ biến và được nhiều người biết đến nhất hiện nay. 
Đối với những xe được dùng trong các ứng dụng nhẹ, nhà sản xuất xe nâng mitsubishi được trang bị động cơ Diesel kiểu nhỏ là S4Q2 giúp xe nâng hàng có thể tiết kiệm được nhiên liệu tối đa. Ngược lại đối với xe tải trọng nâng từ 2 tấn - 3.5 tấn..., động cơ mitsubishi S4S - 4 xi lanh là lựa chọn của hãng Mitsubishi đặt ra. 

Xem thêm: Những lưu ý cần quan tâm khi mua xe nâng, Những ý tưởng tái chế lốp ô tô xe tải

 

Lưu ý cần quan tâm khi mua xe nâng

Tùy từng nhu cầu nhà xưởng và khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp mà việc lựa chọn các loại xe nâng hàng là khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ sản phẩm của mình như: tổng trọng lượng, chiều ngang, chiều cao… để tìm kiếm chiếc xe nâng phù hợp nhất. Dưới đây là một số lưu ý trước khi bạn cần mua xe nâng hàng.

Thông tin thêm: Bỏ túi vài mẹo sửa chữa móp méo xe tải tại nhà

f:id:dichvuhanghoa:20170110150406j:plain

Lưu ý cần quan tâm khi mua xe nâng

8 lưu ý khi mua xe nâng

  1. Hàng hóa vật liệu muốn nâng và di chuyển là gì?

Hàng hóa được đóng gói theo kiện theo thùng hay theo từng khối. Thông tin này sẽ giúp bạn rất nhiều trong khâu chọn chiều dài càng xe và lựa chọn miếng đệm xe phù hợp.

  1. Khối lượng hàng hóa cần nâng là bao nhiêu?

Tải trọng hàng hóa cũng là yếu tố rất quan trọng bởi từ khối lượng hàng hóa của bạn thì sẽ tính được chiếc xe của bạn cần đến có sức nâng là bao nhiêu tấn.

  1. Chiều cao chiếc xe nâng hàng cần để sử dụng?

Bạn phải rõ chiều cao của kệ hàng, của bạn thì bạn mới có thể biết được chiếc xe nâng của mình cần có nhu cầu chiều cao là bao nhiêu. Thông thường chiều cao nâng của xe nâng là 3 mét. Tùy từng loại kệ hàng thì bạn có thể lựa chọn một chiếc xe nâng hàng có chiều cao cao hơn kệ hàng một chút. Và từ yếu tố này thì bạn có thể lựa chọn khung nâng của mình. Khung nâng cũng có nhiều loại: loại cao hoặc loại thấp, 3 tầng hay 2 tầng. Cũng phải lưu ý đến chiều cao của kho xưởng và đường di chuyển của xe nâng để không bị va chạm hay đụng trần.

  1. Kích thước pallet hàng hóa của bạn?

Kích thước của pallet sẽ liên quan đến tâm nâng của khối hàng. Do đó để xác định càng xe nâng dài hay ngắn, rộng hay hẹp phải phụ thuộc vào tâm nâng và trọng tải hàng hóa của bạn.

  1. Nhu cầu sử dụng xe nâng hàng có chui vào trong container không?

Nếu xe nâng hàng của bạn thường xuyên chui vào container để chuyển hàng hóa ra thì bạn nên sử dụng xe có khung nâng chuyên dụng để chui container. Loại khung này có 1 xilanh thủy lực ở giũa và 2 xi lanh thủy lực 2 bên. Khi đó hoạt động thì xilanh thủy lực giữa lên trước thì khung nâng chưa di chuyển nên khi hoạt động ở trong container có thể nâng hàng hóa đi lên mà không sợ đụng trần của container. Với những loại xe nâng không có xilanh thủy lực giữa thì không thể chui container được.

  1. Yếu tố chiều ngang lối đi có ảnh hưởng đến xe nâng hàng?

Bạn nên đo chiều ngang lối đi trước khi quyết định loại xe nâng hàng sẽ mua. Có rất nhiều loại xe nâng đứng lái hoặc ngồi lái để phù hợp với kích thước lối đi.

  1. Bạn cần xe nâng hàng sử dụng nhiên liệu gì?

Hiện có một số loại động cơ như sau:

- Xe nâng dầu còn gọi là xe nâng diesel

- Xe nâng xăng, chạy gas

- Xe nâng sử dụng bình ắc quy điện còn gọi là xe nâng điện

  1. Những yêu cầu thêm của bạn về chiếc xe nâng hàng

Một số yêu cầu khác về chiếc xe nâng hàng có thể bao gồm: càng xe có dịch ngang hay di chuyển cả giá hay kẹp cuộn giấy hay cặp thùng carton hay cặp lốp hay cặp thùng phi…

CÁC HÃNG XE NÂNG NHẬT BẢN MỚI NÊN MUA

  1. MUA XE NÂNG NHẬT BẢN MITSUBISHI

Tại sao chúng tôi lại xếp xe nâng Mitsubishi đầu danh sách xe nâng Nhật Bản mới nên mua ?

f:id:dichvuhanghoa:20200306180524j:plain

Lưu ý cần quan tâm khi mua xe nâng

Các lý do chính là :

– Xe nâng Mitsubishi có chất lượng không thua kém các hãng nổi tiếng như Toyota và Komatsu . Tuy nhiên hãng này lại là xe nâng Nhật Bản mới có giá rẻ nhất , đặc biệt phân khúc xe nâng dầu cỡ nhỏ 1 – 3.5 tấn , xe nâng điện đứng lái 1 – 3 tấn , xe nâng xăng Gas/LPG .Đây là một điểm cộng lớn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng như hiện nay

– Xe nâng Mitsubishi đứng Top 3 thế giới về bán chạy . Vì số lượng xe nâng Mitsubishi bán ra thị trường nhiều nên dòng xe này dễ sửa chữa , bảo dưỡng và phụ tùng chính hãng nhiều , chưa kể phụ tùng được sản xuất bởi những đơn vị thứ 3 từ các nước Trung Quốc , Đài Loan hay còn gọi là ” hàng nhái ”.

– Xe nâng Mitsubishi được sản xuất trên dây truyền đồng bộ của nhà máy Mitsubishi . Có thể nói xe nâng hãng này ít phải nhập linh kiện ngoài hơn cả . Từ hệ thống điện , động cơ ,thủy lực , khung vỏ xe … hãng này tự mình làm hết .

– Sự an toàn được Mitsubishi chú trọng khi hãng đã phát triển riêng hệ thống an toàn IPS cho xe .

– Sự đa dạng sản phẩm và các option cho xe nâng lắp thêm

  1. MUA XE NÂNG NHẬT BẢN TOYOTA

Top 1 doanh thu bán ra nhiều năm liền là minh chứng rõ ràng cho thị phần hãng xe nâng Toyota . Hãng Toyota luôn đi đầu trong việc phát triển hệ thống an toàn và công nghệ cho xe nâng . Các hệ thống chống lật SAS và an toàn OPS là ví dụ điển hình cho sự tích cực của hãng này .

Ngoài ra , xe nâng Toyota còn rất cạnh tranh trong phân khúc xe nâng điện ngồi lái 3 bánh – 4 bánh

Với doanh số bán ra nhiều , hãng xe nâng Toyota cũng cung cấp ra thị trường lượng phụ tùng chính hãng nhiều , giá rẻ

3.MUA XE NÂNG NHẬT BẢN KOMATSU

Có thể nói xe nâng Komatsu luôn được đánh giá bền bì nhất trong phân khúc xe nâng Nhật Bản.

Tuy nhiên do tập đoàn công nghiệp nặng Komatsu tập trung phát triển thiết bị máy mỏ , xúc đào , xúc lật hơn nên doanh số xe nâng Komatsu bán ra không nhiều .

Xe nâng Komatsu bị rớt khỏi Top 10 hãng xe nâng bán chạy nhất thế giới từ lâu . Vì lẽ đó , xe nâng Komatsu có giá rất cao , phụ tùng cũng đắt đỏ nên nếu dư dả khách hàng hãy nên đầu tư mặt hàng cao cấp này .

4 . MUA XE NÂNG NHẬT BẢN TCM

Nói về TCM là nói về hãng xe nâng Nhật bản chế tạo ra chiếc xe nâng hàng đầu tiên của Nhật . Hãng xe nâng Nhật Bản lâu đời này luôn chế tạo ra những sản phẩm xe nâng bền bỉ . Khi mua xe nâng Nhật Bản TCM khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng

Tuy nhiên , thế mạnh của hãng xe nâng TCM lại nằm ở phân khúc xe nâng động cơ lớn 5 tấn trở lên .Còn các sản phẩm xe nâng khác của hãng này cũng không cạnh tranh cho lắm

Xem thêm: Giới thiệu 3 loại xe tải 15 tấn chuyên dụng

Giới thiệu 3 loại xe tải 15 tấn chuyên dụng

Xe tải Huyndai HD-260 15 tấn

Công ty Hyundai Motors đã nổi tiếng thế giới như là một nhà sản xuất xe chất lượng cao, độc đáo, có khả năng kết hợp công nghệ sản xuất hiệu quả với một triết lý thiết kế sáng tạo cùng với chi phí hợp lý. Mỗi sản phẩm đều là sự kết hợp hoàn hảo của hiệu suất, kinh tế và độ tin cậy hàng đầu. Trong một thế giới mà thời gian là tiền bạc, xe tải của Hyundai được tạo ra nhằm mang lại sự tin cậy và hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Các dòng xe nổi bật về khả năng vận hành, có thể làm việc liên tục bền bỉ cùng khả năng mang vác nhiều hàng hóa trong mọi điều kiện địa hình. Cùng với xe tải Hyundai doanh nghiệp của bạn sẽ tiến nhanh và mạnh hơn nữa.

f:id:dichvuhanghoa:20200306173007p:plain

Giới thiệu 3 loại xe tải 15 tấn chuyên dụng

Ngoại thất:

Đèn pha: Xe tải Hyundai với đèn pha kiểu dáng mới mang lại khả năng chiếu sáng hoàn hảo trong bóng tối. Ống gương phản xạ thiết kế mới giúp mở rộng phạm vi chiếu sáng giúp ánh sáng phát ra với hiệu quả tốt nhất.

Đầu xe và tay nắm trước: Tay nắm phía trước là một giải pháp tuyệt hảo cho hoạt động làm sạch và bảo trì. Vòi phun rửa kính cửa sổ giúp cung cấp khả năng quan sát tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

Tấm hướng gió góc: Được thiết kế kiểu dáng khí động học giúp giảm tiếng ồn trong cabin

Cản trước và đèn pha: Ba đờ xốc trước kích thước lớn, 2 lớp giúp bạn lái xe an toàn tuyệt đối. Bóng đèn chân không tích hợp bên trong đèn sương mù giúp tăng độ sáng và bền bỉ.

Tấm hướng gió nóc xe: Tấm hướng gió giúp cải thiện tính khí động học và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

Cửa mở rộng hơn, bậc lên xuống chống trơn trợt: Giúp tài xế lên xuống xe thuận tiện dễ dàng và an toàn hơn.

Gương chiếu hậu bên ngoài: Gương chiếu hậu bên ngoài lớn cung cấp một góc nhìn hoàn hảo hai cạnh bên. Trong khi vỏ ngoài được bo cạnh tròn giúp giảm tiếng ồn của gió. Chức năng sưởi kính cũng là một giải pháp mới.

Ống dẫn khí nạp: Cả hai ống dẫn khí nạp loại trên cao và loại dưới thấp đều được thiết kế để tối đa hóa hiệu suất hút khí với công suất lớn, hình dáng thiết kế khí động học.

Lớp Radial và vành hợp kim: Lớp radial có tuổi thọ dài hơn, tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn, êm ái và an toàn hơn. Vành hợp kim giúp tăng hiệu quả trong các chuyến đi đường dài nhờ tăng khả năng làm mát cho lốp và hệ thống phanh giúp tăng hiệu quả phanh tốt hơn.

Nội thất:

Nơi làm việc tiện nghi như ở nhà: Không gian bên trong khoang lái xe được thiết kế hài hòa kết hợp các chức năng một cách hiệu quả. Tay lái có chức năng điều chỉnh góc nghiêng, bảng điều khiển trung tâm và các công tắc điều khiển được bố trí ở vị trí thuận lợi giúp dễ dàng điều khiển. Từ bảng điều khiển trung tâm, hệ thống khóa cửa tự động, thêm nhiều hộc chứa đồ, mọi tính năng trong cabin giúp lái xe giảm căng thẳng mệt mỏi.

f:id:dichvuhanghoa:20200306173028j:plain

Giới thiệu 3 loại xe tải 15 tấn chuyên dụng

Ghế lái xe giảm sóc khí nén: Ghế lái xe giảm xóc khí nén giúp cung cấp một vị trí ngồi lý tưởng như: hỗ trợ thắt lưng khí nén, điều chỉnh ghế ngồi bên cạnh giúp giảm mệt mỏi khi lái xe. (Option trên tất cả các phiên bản)

Đồng hồ táp lô: Đồng hồ táp lô nổi bật với bố cục rõ ràng, hiển thị rõ nét nhờ trang bị các bóng đèn LED

Giường ngủ rộng và dài: Giường ngủ cỡ lớn, tách biệt với không gian lái xe, cung cấp nơi thư giãn ấm cúng cho lái xe trên những chặng đường dài. Bộ sưởi ấm giường cũng được trang bị giúp lái xe có một không gian thoải mái thư giãn.

Hộp đựng đồ trung tâm: Đặt ở các vị trí khác nhau trong cabin xe tải Hyundai giúp tài xe có nhiều khu vực cất giữ đồ. 

Hộp đựng đồ trên trần xe: Người lái xe sẽ cần một khoang hành lý rộng phía trên kính chắn gió, cung cấp đủ không gian thuận tiện cho việc cất giữ đồ vật nhỏ, bản đồ và các tài liệu cần thiết của bạn.

Động cơ:

Hộp số Dymos 10 tốc độ: Vỏ hộp số Dymos được làm từ hợp kim nhôm cho trọng lượng nhẹ giúp tiết kiệm nhiên liệu, độ bền cao, dễ dàng cho các công việc sửa chữa.

Thanh ổn định phía trước: Để đạt được độ cứng vững của khung xe và phân phối tải trọng hợp lý nhất, các thanh giằng chéo được thêm vào bằng cách sử dụng mối ghép đinh tán.

Thanh ổn định phía trước: Thanh ổn định phía trước giúp tăng độ cứng của cấu trúc để có thể hấp thụ, triệt tiêu tốt nhất các rung động từ mặt đường.

Bộ giảm xóc: Bộ giảm xóc thủy lực kiểu mới giúp chiếc xe êm hơn, cải thiện khả năng lái, giúp lái xe chính xác và thoải mái hơn.

Xem thêm: Bỏ túi vài mẹo sửa chữa móp méo xe tải tại nhà

XE TẢI HINO 15 TẤN THÙNG MUI BẠT - FL8JTSL

Xe tải Hino 15 tấn FL8JTSL thùng mui bạt được sản xuất bởi linh kiện nhập khẩu 100% từ Nhật Bản mang chất lượng cao và bền bỉ. Xe được ra mắt tại thị trường Việt Nam đầu năm 2018 mang động cơ Euro4 - động cơ mạnh mẽ và bền bỉ. Tất cả các linh kiện được lắp đặt dưới dây chuyền công nghệ hiện đại, xe đã cải tiến được toàn bộ những nhược điểm của dòng xe Hino mang động cơ Euro2. Thùng xe lớn chở hàng hóa nhiều hơn và thuận tiện hơn, xe đang được mọi khách hàng chọn lựa nhiều nhất hiện nay.

f:id:dichvuhanghoa:20200306173050j:plain

Giới thiệu 3 loại xe tải 15 tấn chuyên dụng

Cùng Thế Giới Xe Tải tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của dòng xe này nhé.

  1. Khung sườn xe Hino được gia công chắc chắn và không bị rỉ sét theo thời gian
  2. Động cơ mạnh mẽ tiết kiệm nhiên liệu, khí thải đạt tiêu chuẩn hiện nay
  3. Kích thước thùng lớn chở hàng hóa nhiều hơn
  4. Giá xe tải Hino cực kỳ ưu đãi phù hợp với mọi đối tượng khách hàng

Chúng tôi tin rằng lựa chọn Hino FL chính là sự lựa chọn hoàn hảo và hoàn mỹ nhất.

Ngoại Thất

Ngoại thất xe tải Hino 15T thùng mui bạt - FL8JTSL được thiết kế khá tinh xảo và chắc chắn, các bộ phận trên xe được cấu tạo hài hòa với nhau vẫn giữ nguyên thiết kế quen thuộc bấy lâu nay mà mọi người vẫn yêu thích của dòng xe Hino với thiết kế cabin khí động học với dạng mặt trụ cong giúp giảm sức cản của không khí giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Mặt trước của xe tải Hino FL nổi bật vớ logo Hino to bản đặt trên ga lăng, các hốc gió trên ga lăng thiết kế lớn giúp làm mát động cơ nhanh. Capo mở ra dễ dàng bằng nút điều khiển trong cabin, giúp việc kiểm tra bảo dưỡng xe nhanh chóng thuận tiện, xe được xem là dòng xe tốt nhất hiện nay trên thị trường. 

Lưới tản nhiệt: Lưới tản nhiệt cứng cáp, làm mát động cơ.

Gương chiếu hậu: Gương chiếu hậu bản lớn, hạn chế điểm mù, nâng cao độ an toàn khi di chuyển.

Nội Thất

Nội thất xe tải Hino FL8JTSL 15T thùng mui bạt có thiết kế sang trọng, khoang cabin được thiết kế khá rộng rãi đầy đủ tiện nghi giúp khách hàng có thể dễ dàng thuận tiện và thoải mái nhất khi di chuyển trên đường. Các bộ phận trên cabin xe tải được lắp đặt hài hòa với nhau tạo ra được vẻ đẹp tinh tế, ngoài ra còn dễ dàng hơn trong việc vệ sinh.

Đồng hồ taplo: Đồng hồ taplo hiện đại, hiển thị đầy đủ thông tin.

Vô lăng: Vô lăng thiết kế cho cảm giác lái nhẹ nhàng hơn.

Vận hành: Xe tải Hino 15 tấn được trang bị khối động cơ J05E-TE 4 kỳ 4 xi lanh thẳng hàng, turbo tăng áp sản sinh sông suất cực đại 118 mã lực tại 2500 vòng/phút. Bộ truyền động mạnh mẽ cung cấp cho xe tải Hino 500 Series một hiệu năng mạnh mẽ mà vẫn đạt được lượng khí thải thấp và hiệu quả tiêu hao nhiên liệu tối ưu.

Động cơ thế hệ mới được thiết kế bởi công nghệ mới nhất của Hino với hệ thống 4 van. Hệ thống cao cấp này không chỉ nhằm mục tiêu là giảm mức tiêu hao nhiên liệu mà còn ở độ chính xác, độ bền công suất lớn và khí xả sạch

Bình dầu: Bình dầu lớn, chứa nhiều nhiên liệu hơn.

Hệ thống phanh khí thải: Được hỗ trợ an toàn hơn khi xe di chuyển trên những cung đường đèo dốc nguy hiểm

Thùng xe

Kích thước lọt lòng thùng: 9200 x 2345 x 775/2150 --- mm

Tải trọng sau khi đóng thùng: 15000 kg

Thùng xe được đóng mới 100% theo tiêu chuẩn của Cục đăng kiểm Việt Nam.

Quy cách đóng thùng

Đà dọc: thép CT3 U đúc 140 dày 4 mm 2 cây
Đà ngang: thép CT3 U đúc 100 dày 3.5 mm 17 cây
Tôn sàn: thép CT3 dày 3 mm
Viền sàn: thép CT3 dày 2.5 mm chấn định hình
Trụ bửng thùng: thép CT3 U đúc 120 dày 4mm
Số lượng bửng: 06 bửng hông, 01 bửng sau
Khung xương thùng: thép CT3 hộp vuông 40 x40 dày 1.2 mm
Vách ngoài: inox 430 dày 0.4 mm chấn sóng
Vách trong: tôn mạ kẽm phẳng, dày 0.4 mm
Xương khung cửa: thép CT3 40 x 20
Ốp trong cửa: tôn kẽm dày 0.6 mm
Ốp ngoài cửa: thép CT3 dày 0.6 mm chấn sóng
Ron làm kín: cao su  
Vè sau: inox 430 Dày 1.5 mm chấn định hình
Cản hông, cản sau: thép CT3 80 x 40 sơn chống gỉ
Bulong quang: thép đường kính 16 mm, 6 bộ
Bát chống xô: thép CT3 4 bộ
Đèn xin nhan bên hông thùng: 6 bộ
Bản lề cửa: inox 03 cái/ 1 cửa
Tay khóa cửa: inox  
Khung bao đèn: thép CT3

Xe Tải Isuzu 15 Tấn

Giá bán xe tải Isuzu 15 tấn không hề rẻ một chút nào. Cho nên, không phải bất cứ ai cũng đủ tiền sở hữu dòng sản phẩm này. Vì thế nhiều người tiêu dùng phân vân có nên mua xe tải trả góp hay không? Ở bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm đáp án cho câu hỏi đó.

f:id:dichvuhanghoa:20200306173214j:plain

Giới thiệu 3 loại xe tải 15 tấn chuyên dụng

Giới thiệu xe tải Isuzu 15 tấn 3 chân

Dòng sản phẩm xe tải 3 chân 15 tấn của Isuzu  thuộc loại xe tải hạng nặng, có khả năng giúp người dùng chở những vật dụng có tính cồng kềnh và tải trọng cao. Chính vì thế, đây là dòng sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng trong khoảng thời gian gần đây.

Xe tải 15 tấn – Isuzu FVM34T là phiên bản thùng ngắn hơn 2m so với xe tải Isuzu FVM34W.  Theo đó, isuzu FVM34T thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa tải trọng cao nhưng yêu cầu kích thước phải nhỏ gọn.

Dòng xe tải isuzu FVM34T 15T được trang bị động cơ Diezel D-Core thế hệ mới, công nghệ thuộc bản quyền của xe tải Isuzu Nhật Bản tạo nên ưu thế vượt trội của dòng xe này về độ bền, vận hành êm ái, khả năng tăng tốc tốt, công suất của xe tăng thêm 23% nhưng mức tiêu hao nhiên liệu lại có thể giảm tới 18% giúp cho xe vận hành mượt mà, êm ái so với các dòng xe thông thường.

Bên cạnh đó, xe tải 15 tấn của Isuzu còn đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 thân thiện với môi trường.

Ngoại thất xe tải Isuzu FVM34T 15 tấn

Dòng xe FVM34T được thừa hưởng nét đẹp hiện đại và tinh tế đến từng chi tiết của dòng xe mang thương hiệu Isuzu từ trước đến nay với những cải tiến vượt bậc.

Theo đó, xe tải Isuzu Euro 4 có sự nâng cấp cao hơn về vị trí mặt ga lăng giúp tăng khả năng lưu thông gió – làm mát động cơ tốt hơn. Phần đầu Cabin xe cũng được nâng cao đảm bảo sự Cabin không bị va chạm với khung gầm cũng như hệ thống động cơ phía dưới trong quá trình di chuyển.

Gương chiếu hậu lớn hơn cho góc quan sát rộng giúp hạn chế tối đa những điểm mù tăng độ an toàn cho tài xế trên mọi chặng đường.

Đèn xi nhan bên hông cửa xe thiết kế tinh tế, giúp người đi đường dễ dàng quan sát khi lái xe muốn chuyển hướng

Song với những chi tiết nhỏ này nếu bạn không để ý kĩ thì khó mà nhận ra được sự khác biệt này.

Nội thất xe tải 15 tấn Isuzu FVM34T

Nội thất dòng sản phẩm isuzu FVM34T 15 tấn của Isuzu được thiết kế sang trọng, tinh tế đến từng chi tiết. Cụ thể, phần khoang nội thất xe tải 15 tấn của isuzu rộng rãi, thông thoáng với đầy đủ mọi tiện nghi, hệ thống âm thanh đa dạng, sống động phục vụ các nhu cầu giải trí của người ngồi trên cabin mang tới cho họ cảm giác yên tâm cũng như thoải mái nhất.

Đồng hồ taplo thiết kế đơn giản, với đầy đủ các thông tin cần thiết, giúp lái xe dễ dàng quan sát, vận hành xe một cách an toàn tối đa.

Bên cạnh đó, phía dưới ghế ngồi của tài xế còn được tận dụng để thiết kế hộc chứa đồ vô cùng tiện lợi, rộng rãi.

Thùng xe tải Isuzu 15 tấn

Thùng xe được thiết kế với các thông số:

+ Kích thước lọt lòng thùng: 7660 x 2370 x 780/2150 mm

+ Tải trọng sau khi đóng thùng: 15000 Kg

+ Thùng xe isuzu 15 tấn được đóng mới 100% theo tiêu chuẩn của cục đăng kiểm Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng các đại lý phân phối còn cung ứng nhiều loại thùng xe khác nhau. Theo đó, dòng xe tải 15 tấn của Isuzu gồm các loại thùng: Thùng kín, thùng mui phủ bạt, thùng đông lạnh, thùng bảo ôn, thùng chở xe gắn máy, thùng lửng, tải gắn cẩu… Thùng xe tải do Isuzu Quang Trung sản xuất và cung cấp đảm bảo chất lượng số 1 thị trường kèm theo đầy đủ hồ sơ bản quyền theo đúng quy định của Cục Đăng Kiểm Việt Nam.

Xem thêm: Xử lý lái xe đường trơn trượt khó đi

Xử lý lái xe đường trơn trượt khó đi

Mưa làm cho đường trơn trượt, đặc biệt là những cơn mưa đầu tiên sau mùa khô hạn kéo dài. Điều này là do chất nhờn như dầu, mỡ rơi ra từ xe cộ lưu thông trên đường, cộng thêm các chất bẩn khác tích tụ trên bề mặt đường trong một thời gian dài. Cơn mưa đầu tiên có thể làm dầu mỡ và các chất này tan ra, làm cho đường trơn trượt khiến độ bám của lốp trên bề mặt đường sẽ giảm. Mặt đường trơn, ướt luôn là một trong số các nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông. Dưới đây là cách các kĩ năng cần thiết để xử lý xe trượt trên đường ướt.

f:id:dichvuhanghoa:20200305162404j:plain

Xử láy lái xe đường trơn trượt khi lái xe

Giảm tốc độ ngay lập tức

Khi ô tô đi trên đường trơn ướt thì ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường giảm xuống, do lớp bùn và dầu trên mặt đường ngăn cách lốp xe tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với bề mặt đường. Vì thế, các thao tác lái xe đi trên đường khô ráo trước đó sẽ phải thay đổi để thích nghi với bề mặt mới. Nếu xe nhanh trên đường ướt và có nhiều nước, nước bám theo các rãnh lốp nên lốp xe cũng không tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường được.

Do vậy, xe của bạn giống như đang “lướt” trên một lớp nước mỏng trên đường, dẫn đến hiện tượng Hydroplaning – tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, ngay khi đi vào đoạn đường trơn ướt, hoặc khi trời vừa bắt đầu đổ mưa, lái xe nên giảm tốc độ xe. Điều này, làm giảm quán tính cho xe khi phải dừng hoặc phanh đột ngột và đồng thời để tăng diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường, từ đó tăng độ bám đường.

Cách giảm tốc độ: Giảm tốc độ cho đến khi bánh xe có thể giữ được tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường. Nếu đang chạy quá 50km/h, bạn nên giảm đi 8 đến 10km/h so với tốc độ đang chạy trước đó. Với tốc độ 50km/h hoặc thấp hơn, thường thì lái xe không cần phải giảm tốc độ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng lốp xe. Vì lốp là nhân tố chính duy trì độ bám đường của xe. Nếu lốp xe bị mòn nhiều, chẳng hạn ta-lông lốp bị mòn hết, thì lúc này giảm hẳn tốc độ về mức 30km/h hay 40km/h. Tránh lái xe qua các vũng nước hoặc các khu vực bị ngập nước trên đường. Cố gắng duy trì tay lái ở tâm đường, vì nước thường có xu hướng thoát về hai bên rìa đường.

Xem thêm: Bỏ túi vài mẹo sửa chữa móp méo xe tải tại nhà

Dùng phanh đúng lúc

Nếu xe mất độ bám đường do trơn ướt, tốt nhất bạn đừng hãm phanh hay rẽ đột ngột. Vì như vậy có thể khiến xe bị văng theo quán tính đang di chuyển, rất nguy hiểm cho chính bản thân người lái và mọi người xung quanh. Khi đi vào đường trơn, ướt, việc bạn cần làm là giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước xa hơn so với điều kiện thời tiết bình thường và giảm tốc độ. Đối với xe có hệ thống phanh ABS (phanh chống bó cứng), khi xe bắt đầu bị trượt, người lái chỉ cần đạp phanh, giữ và đánh lái. Hệ thống máy tính của ABS sẽ tự tạo ra một chuỗi nhấp nhả phanh để bạn vừa có thể phanh, vừa duy trì tay lái đưa xe ra khỏi chỗ trượt.

ABS thực chất là một hệ thống sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh của xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi phanh. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh, loại bỏ khả năng lốp trượt – duy trì khả năng điều khiển xe. Thông thường hệ thống máy tính trên xe có trang bị ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 30 lần/giây, từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến áp lực bằng 0.

Nếu xe không có hệ thống ABS, thì bạn nên bình tĩnh, nhấp nhả phanh vài lần, theo cách: trước tiên đạp phanh cho tới khi xe giảm hẳn tốc độ, rồi ngay lập tức nhả chân phanh, lặp lại hai bước trên đều đặn tới khi xe dừng an toàn. Trong trường phải đi trên đường ngập, trơn thì bạn nên lưu ý rằng, khi đi vào vùng đất đọng nước thì làm cho má phanh bị ướt, giảm lực ma sát với lốp xe. Lúc này, để làm khô bề mặt tiếp xúc của má phanh, bạn nhấn nhẹ phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh trở về trạng thái bình thường trước đó.

f:id:dichvuhanghoa:20200305162444j:plain

Xử láy lái xe đường trơn trượt khi lái xe

Không đánh lái mạnh

Khi đi trên đường trơn ướt gặp trường hợp xe bị mất lái, lúc này bạn cần bình tĩnh, giữ chặt lái, thả chân ga rồi rà phanh cho tới khi xe dừng lại hoàn toàn. Nếu bị mất lái, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tiếp tục đánh lái. Nhưng đó là một sai lầm vì không mang lại kết quả gì, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn.

Chú ý vào cua – xử lý trượt bánh trước, sau

Khi quay (cua) góc hẹp trên đoạn đường trơn rất dễ làm trượt bánh sau, va đập vào thành rào bảo vệ hoặc xe đi làn đường bên cạnh. Để tránh trường hợp này, người lái không nên quay gấp xe ở góc cua hẹp. Nên cố gắng đưa xe sang làn đối diện khi tới góc cua, lúc đó bán kính góc cua giảm, việc vào cua sẽ không bị “ngoặc” mạnh. Ô tô bị trượt bánh trước (Understeer) hay trượt bánh sau (Oversteer) khi vào cua đều là những trường hợp nguy hiểm. Nếu đang lái xe trên đường trơn, ướt, không nên tăng tốc quá nhanh. Việc duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp tránh phần lớn nguy cơ trượt bánh.

Lưu ý, nếu bị trượt bánh, đừng nhả chân ga hoặc chân phanh quá nhanh. Nếu bị trượt bánh trước, giảm tốc bằng cách bỏ chân ga nhưng không đạp phanh. Ở những xe ô tô có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế có thể áp dụng phanh, nhưng chỉ là đạp nhẹ, chứ không đạp lút. Trả lái đôi chút về hướng thẳng hoặc gần thẳng, giúp chiều lăn và trượt của lốp gần trùng nhau, nhờ đó lấy lại độ bám đường của lốp nhanh hơn. Sau khi xe đã giảm tốc và nhận thấy độ bám đường phù hợp đã trở lại, tài xế đánh lái theo hướng vào cua để xe tiếp tục hành trình.

Khi bị trượt bánh sau, không phải cố chống lại, mà phải xoay theo sự cố. Việc cần làm là không được nhìn theo hướng xe đang xoay, mà phải nhìn theo hướng muốn tới. Khi đã xác định được hướng muốn tới, đánh lái ngược (countersteering) về phía hướng đó để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe. Hiện tượng này giống như việc các tay đua “drift” qua khúc cua, để lấy lại độ bám cho bánh sau, có thể đạp mớm ga.

Giữ chặt vô lăng khi lướt qua vũng nước lớn

Khi xe ô tô lao phải vũng nước thì sao? Tất nhiên, tốt nhất là nên giảm tốc độ từ trước mà đi chậm qua vũng nước. Còn nếu không cũng nên biết trước điều gì đang chờ đón bạn, nhất là trong trường hợp chỉ có bánh ở một bên xe lao vào vũng nước, bạn sẽ cảm thấy tay lái không nghe theo sự điều khiển nữa, khi đó nên giữ chặt vô-lăng và đừng cố điều chỉnh hướng xe chạy.

Khi cả hai bánh trước lao qua vũng nước sâu thì người cầm lái sẽ có cảm giác xe như bị giật mạnh lại. Trong trường hợp này cũng không nên hốt hoảng, mà cần giữ vô-lăng thật chặt. Khi xe lao vào vũng nước không nên phanh gấp, tăng ga hay đánh vô-lăng. Tất cả đều vô nghĩa khi bánh xe gần như không tiếp xúc với mặt đường. Hãy coi đây là tình huống bất lợi, nhưng không đáng sợ vì xe sẽ ra khỏi vũng nước theo đúng hướng như khi nó đi vào. Còn tất cả các thao tác xử lý khác hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Dừng xe nếu cần

Nếu đường quá trơn ướt, trời mưa to hoặc vừa ướt trơn vừa có lớp vật liệu trơn ướt vương vãi hẳn một dài, khi đó cách tốt hơn cả là dừng hẳn xe. Nên chọn điểm dừng ở những khu vực có thể nghỉ ngơi hay những khu vực khu vực an toàn. Khi dừng ở lề đường giữ đèn pha luôn bật và bật luôn cả đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho những xe khác đang lưu thông trên đường.

f:id:dichvuhanghoa:20200305162503j:plain

Xử láy lái xe đường trơn trượt khi lái xe

*Một số lưu ý khác

Ngoài ra, khi di chuyển vào đường trơn, đường ẩm ướt, trời mưa, bạn nên bật điều hòa, chọn chế độ lấy gió ngoài làm giảm lượng hơi nước có trong cabin xe ngưng tự và làm mờ kính xe. Tầm nhìn của tài xế thường bị hạn chế khi trời mưa, nên kính chắn gió trước và gương chiếu hậu là những bộ phận cần sạch sẽ. Đối với kính chắn gió, không những mặt ngoài mà mặt trong cũng phải sạch, không bị đọng hơi nước. Vì vậy, hãy kiểm tra và thay thế cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn khi trời mưa.

Bên cạnh đó, người lái xe cũng nên cẩn thận với những cơn mưa ngắn. Cần nhớ rằng cơn mưa ngắn bất chợt còn nguy hiểm hơn cả khi mưa lớn kéo dài. Vì nước mưa không trôi ngay mà tạo ra bong bóng nhỏ trên mặt đường. Hãy thử hình dung lúc này vào cua hay phanh khi đang chạy với tốc độ cao, bánh xe tiếp tục với các bong bóng đang vỡ tung ra – hậu quả cũng sẽ tương tự: xe có thể bị chệch hướng hay mất lái…

Lời khuyên duy nhất trong trường hợp này là ngay khi có những giọt mưa đầu tiên hãy giảm tốc độ, tăng cường quan sát, tránh cơ động xe đột ngột. Trong mưa lớn thì bắt buộc phải bật pha gần để giúp tài xế các xe khác dễ quan sát thấy xe của bạn hơn. Khi trời mưa hay khi vừa tạnh, lúc mặt đường chưa kịp khô, xe chạy sẽ tạo ra các “mà nước” như vậy các xe cùng chiều hay ngược chiều sẽ liên tục hắt nước và bùn đất bẩn vào xe của bạn nên khi đến gần xe khác cần phải mở chế độ gạt nước ở mức mạnh nhất. Nếu không thì vào thời điểm đó, kính trước dễ bị mờ hết khiến bạn hết khả năng quan sát trong 1 – 2 giây quan trọng nhất…

Khi đi lại liên tục trên một đoạn đường, tài xế cần nhớ những điểm nào hay bị trơn trượt, để có cách xử lý phù hợp. Đồng thời, hãy cố gắng lái theo vết lốp của những chiếc xe phía trước bạn vì ở vị trí lớp đất bùn ngăn cách lốp xe với mặt đường đã bị lốp của chiếc xe trước cuốn đi, nên tăng khả năng bám đường tốt hơn.

Bạn nên ghi nhớ thêm thông tin sau đây, “hạn chế tối đa đi vào các con đường đang ngập lụt. Trong trường hợp không có sự lựa chọn, bắt buộc phải lái xe qua các con đường ngập nước, chỉ được phép chạy khi nước ngập bánh xe không quá 25 cm với tốc độ không vượt quá 10km/h, nếu không động cơ, hệ thống điện và hộp số có thể bị hư hỏng.

Thường xuyên kiểm tra lốp xe

Lốp xe là bộ phận vô cùng quan trọng, giữ cho xe được cân bằng và ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển an toàn trên đường. Một bộ lốp tốt, độ căng chuẩn sẽ giúp người lái xử lý tốt trong mọi tình huống. Lốp xe có mặt gai tốt, đủ áp suất và không bị mòn làm tăng khả năng bám đường cho xe ô tô, nhất là khi đi đường trời mưa, trơn ướt.

Vì lốp không tốt thì khi đi đường trơn, ướt có khả năng làm xe bị trượt, mất điều khiển. Điều này là do lốp xe bị bám một lớp nước mỏng khiến lốp xe giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, giảm ma sát bám đường. Đồng thời, ma sát giữa má phanh và lốp cũng giảm đi. Xe bị trượt trên đường trơn ướt có thể xảy ra ở bất kỳ tốc độ nào, kể cả tốc độ 50km/h.

Tránh đi vào đường tắt

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bạn nên chọn những cung đường có nhiều phương tiện tham gia, vì sẽ an toàn hơn. Tuyệt đối, không nên đi vào các đoạn đường tắt, nhất là đường làng và đường đất bởi nước mưa làm đường rất trơn, dễ trượt, chưa kể còn gặp ổ gà, gồ gề, rất khó di chuyển.

Xem thêm: Cách xử lý tình huống khi lái xe đường dài

Cách xử lý tình huống khi lái xe đường dài

Lái xe ô tô luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm, những sự cố thường gặp nếu bạn không biết cách xử lý sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Để giúp bạn phòng tránh được những rủi ro có thể xảy ra, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý những sự cố thường gặp khi lái xe ô tô trong bài viết sau. Mời bạn cùng theo dõi.

f:id:dichvuhanghoa:20200305152536j:plain

Cách xử lý tình huống khi lái xe đường dài

Mất phanh

Đây là sự cố được xếp loại mức nguy hiểm lên hàng đầu, bởi xe bị mất kiểm soát dễ khiến cho tâm lý người lái xe hoảng loạn, và gây ra những vụ tai nạn liên hoàn đáng tiếc do hệ thống phanh bị bó cứng hoặc không hoạt động. Nhất là đối với xe ô tô số tự động.

Với tình huống này bạn cần phải giữ bình tĩnh hết mức có thể, liên tục đạp chân phanh để lấy cơ may nó hoạt động trở lại. Cố gắng sử dụng phanh tay nhịp nhàng và áp dụng kỹ thuật dồn số, để có thể hãm xe lại. 

Tuy nhiên nếu chiếc xe của bạn vẫn lao đi với tốc độ quá nhanh và buộc phải sử dụng tình huống xấu nhất là đâm vào vật cản thì bạn hãy cố gắng chọn những vật cản mềm như bùn, bụi cây, đống cát. Còn nếu bắt buộc phải đâm vào vách đá thì hãy cố gắng cho diện tích tiếp xúc nhỏ nhất có thể nhé.

Xem thêm: Nhập khẩu hàng đông lạnh về Việt Nam

Nổ lốp

Nổ lốp xe cũng là sự cố gặp khá thường xuyên, nhất là trong những thời điểm nắng nóng, hay thường xuyên di chuyển vào những cung đường xấu. 

Nếu không bình tĩnh xử lý bạn sẽ phải đối mặt với những tai nạn đáng tiếc cho bản thân và những người xung quanh.

f:id:dichvuhanghoa:20200305152559j:plain

Cách xử lý tình huống khi lái xe đường dài

Khi nghe tiếng nổ lớn và xe mất thăng bằng, bạn cố gắng không làm theo bản năng là đạp chân phanh hay đánh lái về hướng ngược lại. Mà điều bạn cần là đạp lút chân ga sau đó nhả từ từ để xe ổn định tốc độ, giữ thắng bánh lái ở hướng 10h và 2h để tránh làm mất lái. Đánh lái vào lề đường để thay bánh xe hoặc gọi cứu hộ.

Vỡ kính

Khi không may bị vật cản va vào kính xe gây vỡ, nếu nhẹ bạn có thể sử dụng băng keo để cố định tạm thời. Còn nếu vỡ hoàn toàn bạn nên giảm tốc độ xe, bật đèn ưu tiên và nhớ hạ nốt các kính còn lại xuống để cân bằng áp suất trong xe.

Vô lăng khó điều khiển

Vô lăng khó điều khiển có thể khiến lái xe gặp nguy hiểm, bởi không thể đưa xe đi đúng hướng. Chính vì thế khi gặp trường hợp này bạn cần phải dừng xe bằng cách bật cảnh báo nguy hiểm trên xe, giảm ga, bấm còi và sử dụng tay để báo hiệu nguy hiểm với các phương tiện đang lưu thông. Sau đó kiểm tra ngay lập tức, để khắc phục và thay thế kịp thời.

Xe có mùi lạ, bốc khói

Khi đang lái xe và bạn phát hiện trong xe có mùi lạ và hiện tượng bốc khói trên nắp cabin. Nguyên nhân có thể là do dầu, hoặc nước làm mát bị chảy ra ngoài động cơ.

Sự cố này khá nguy hiểm, bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến cho xe bị cháy nổ. Ở tình huống này bạn nên dừng lại và kiểm tra.

Nếu do dầu hoặc nước làm mát rò rỉ thì nên gọi cứu hộ giao thông. Ránh đi cố đến gara để hạn chế tình huống xấu xảy ra.

Nhiệt độ xe quá cao

Đây là sự cố thường gặp khi lái xe vào mùa hè, có thể do hỏng hệ thống làm mát. Khiến nhiệt độ trong xe quá cao, đèn báo lỗi nhiệt sáng liên tục. 

f:id:dichvuhanghoa:20200305152616j:plain

Cách xử lý tình huống khi lái xe đường dài

Ở tình huống này bạn cần dừng xe lại và kiểm tra ngay, sau đó để xe dừng khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nếu như động cơ làm mát vẫn không hoạt động bình thường lại được, bạn cần gọi sự giúp đỡ. Để tránh việc cháy nổ hay hỏng động cơ xảy ra.

Việc phun và xịt rửa xe thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các lỗi ở xe. Nếu không có thời gian đến các gara rửa xe chuyên nghiệp, bạn có thể xịt rửa xe tại nhà bằng máy phun rửa áp lực cao.

Vỡ hoa lốp

Đây là lỗi kỹ thuật rất nghiêm trọng, có thể gây ra những thiệt hại khôn lường khi bạn đang lái xe ở tốc độ cao.

Vỡ hoa lốp là sự cố mà hoa lớp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra, gây ra những rung lắc mạnh khiến xe mất thăng bằng. Trong trường hợp này, bạn hãy nhấn ga từ từ và lái thẳng về nơi an toàn để kiểm tra, sửa chữa.

Tăng tốc đột ngột

Sự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga, nhưng ở đây nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật từ động cơ mà do chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Nhiều người thường hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga nhưng vẫn nghĩ đó là chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động.

Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.

Dừng xe bất ngờ, không có ABS

Để dừng xe bất ngờ khi đang ở tốc độ cao mà không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế cần có kỹ năng lái xe thật thành thạo. Duy trì đạp mạnh chân phanh nhưng không đạp chết, sẽ gây hiện tượng khóa bánh. Lúc này tài xế phải trở thành một hệ thống ABS, sao cho bánh xe dừng mà không bị trượt.

Trong trường hợp này nhiều tài xế thường phanh và kết hợp với đánh lái sang một bên. Phanh nhả liên tiếp là cách tốt nhất để làm xe dừng mà không bị văng đuôi, đây cũng là cơ chế của hệ thống ABS.

Chạy lệch khỏi đường

Trường hợp hay gặp khi vào cua hoặc tránh xe đối diện ở đường nhỏ có thể khiến tài xế đánh lái hai bánh xe ra khỏi mặt đường. Sẽ gặp nguy hiểm nếu bên ngoài lề đường không phải là một mặt phẳng hợp lý.

Để xử lý trường hợp này, nên từ từ giảm ga, không sử dụng phanh, đánh lái một góc rất nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.

Trượt nước

Trên những con đường bị ướt, đặc biệt là khi lốp xe bị mòn, ở giữa bánh xe và bề mặt đường sẽ xuất hiện một lớp nước mỏng. Trên thực tế, lốp xe đang ở phía trên mặt nước thay vì đẩy nước sang hai bên. Bạn sẽ cảm thấy đầu xe trở nên nhẹ hơn và xe bắt đầu chệch ra khỏi làn đường.

Khi gặp sự cố này không được nhấn phanh hay đánh lái, bởi vì làm như vậy sẽ khiến xe bị trượt dài, thay vào đó hãy thả chân ga ra và cố gắng giữ cho xe chạy thẳng cho đến khi bạn lấy lại được kiểm soát.

Kẹt ga

Khi gặp sự cố kẹt ga phải dừng xe nhưng trước đó phải cẩn thận để không bị xe ở phía sau đâm vào mình.

Với những người mới lái, chưa có nhiều kinh nghiệm thường nhầm lẫn chân phanh với chân ga, nếu luống cuống có thể đạp nhầm, lúc này phải lập tức đưa chân ra khỏi pedal để nhận định tình hình

Phải chuyển cần số về mo ngay lập tức hoặc có thể đạp chân côn để tách liên kết. Nếu không thể đưa về cần số N thì phải tắt động cơ. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách duy nhất là trả về số mo.

Lái xe vào vùng cát

Nếu bạn đang ở khu vực nhiều cồn cát, ở gần biển thì cần tránh cảm giác phấn khích khi trải nghiệm off-road trên cát. Bởi vì sau đó, có khả năng xe của bạn sẽ bị sa lầy nếu không chuẩn bị kĩ.

Cần chú ý trước khi đi trên cát, bạn nên xì bớt lốp và chỉ chừa lại khoảng 12Psi áp suất. Nhờ mẹo nhỏ này, xe của bạn sẽ lướt êm ru trên cát. Còn trong trường hợp xui xẻo khi xe bạn bị lún, hãy bình tĩnh đổ nước quanh bánh để cát đặc lại, sau đó nhấn ga thoát ra.

Khi bất ngờ bị chuột rút chân phải

Nhiều tài xế khi lái xe quá lâu rất dễ bị tê hoặc chuột rút chân phải, việc này càng dễ xảy ra hơn với các tài xế lái sedan thay vì SUV. Vậy nên lời khuyên từ những người giàu kinh nghiệm lái xe ô tô là bạn nên nghỉ từ 10-15 phút sau mỗi 1,5 giờ lái liên tục.

Ngoài ra, khi lái xe cần chọn loại giày thoải mái, tránh đi giày cao hay giày bó vì có thể khiến cổ chân dễ gặp chuột rút hơn.

Phụ nữ khi lái xe ô tô nên lưu ý tránh mang giày cao gót vì có thể khó khăn trong quá trình đạp phanh dẫn đến việc xử lý tình huống kém hơn.

Xử lý khi gặp động vật trên đường

Tưởng tượng nếu bạn đang lái xe với vận tốc 80km/h và bất ngờ gặp phải một chú trâu, bò phía trước. Nếu xử lý không đúng cách, những vật nuôi này có thể làm bể đầu xe, vỡ két nước hay thậm chí là khiến lạc tay lái gây tai nạn.

Vì vậy để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra, khi lái xe trên đường (nhất là những con đường ngoại ô thành phố) chúng ta nên giữ tầm quan sát được bao quát và rộng hơn, quan sát hai bên đường nếu bắt gặp những động vật thì giảm tốc độ lại và từ từ đi qua một cách chậm rãi.

Trên đây là những cách xử lý các sự cố thường gặp khi lái xe. Hãy bỏ túi những kinh nghiệm này để giúp bạn phòng tránh được những rủi ro đáng tiếc với chiếc xế hộp của mình. Chúc bạn lái xe an toàn.

Tìm hiểu thêm thông tin: Bỏ túi vài mẹo sửa chữa móp méo xe tải tại nhà

Nhập khẩu hàng đông lạnh về Việt Nam

Bạn có biết làm thủ tục nhập khẩu thịt bò Mỹ, Úc... như thế nào không? Có gì khác so với nhập bò sống nguyên con? Hay với các sản phẩm động vật trên cạn khác như thịt trâu, thịt lợn, hay chân gà đông lạnh…?

Bài viết này tôi sẽ thảo luận về chủ đề thủ tục nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật nhập khẩu. Bạn theo dõi nhé!

f:id:dichvuhanghoa:20200227154341j:plain

Nhập khẩu hàng đông lạnh về Việt Nam

Trước hết, bạn cần biết: để nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn thì phải có một số bước công việc chính như sau:

Kiểm tra xem Tên nhà sản xuất nước ngoài có được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam hay không

  • Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục thú y
  • Lấy mẫu làm Kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu
  • Sau đây tôi sẽ trình bày từng bước để bạn tiện theo dõi.
  1. Kiểm tra Nhà sản xuất có đủ điều kiện không

Việc đầu tiên, đơn giản nhưng quan trọng, đó là tìm hiểu xem Công ty sản xuất thịt phía nước ngoài đã được phép xuất khẩu sản phẩm của họ vào Việt Nam hay chưa.

Bạn có thể tra cứu trong website của Cục chăn nuôi. Trong đó, có danh sách các doanh nghiệp của các quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam. Vào thời điểm đầu 2019, có tất cả 24 nước có doanh nghiệp đủ điều kiện này.

Việc tra cứu này rất quan trọng. Vì nếu bên người bán nước ngoài không có tên trong danh sách, nghĩa là không thể nhập hàng vào Việt Nam. Và bạn cần tìm người bán hàng khác đủ điều kiện, hoặc phải làm thủ tục để xin bổ sung vào danh sách nêu trên.

Tôi đã từng có 1 khách hàng mới, lần đầu nhập chân gà từ Ucraina về Việt Nam. Sau khi hàng lên tàu mới biết quốc gia đó chưa có công ty nào đủ điều kiện để xuất chân gà vào nước ta. Về quy định là sẽ không làm được thủ tục nhập khẩu. Sau khi tìm hiểu kỹ, khách hàng đó đã buộc phải tìm cách tái xuất lô hàng sang Trung Quốc. Cũng may họ không bị thiệt hại gì về kinh tế, nhưng cũng được một bài học kinh nghiệm quý giá trong việc nhập khẩu hàng hóa.

Để bổ sung tên nhà sản xuất vào danh sách, bạn cần liên hệ và làm việc trực tiếp với Cục thú y. Tương tự, với hàng thủy sản nhập khẩu thì phải hỏi Tổng cục thủy sản về danh sách các công ty xuất nhập khẩu của nước ngoài có đủ điều kiện. Tôi không có kinh nghiệm về nghiệp vụ đó, nên không tư vấn gì được thêm.

  1. Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục thú y

Khi nhà sản xuất nằm trong danh sách các công ty nước ngoài đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam, trước khi hàng về, bạn cần đăng ký với Cục thú y để được kiểm dịch nhập khẩu.

Tên gọi thủ tục này hơi dài và khó nhớ, và cũng có gì đó giống việc xin phép để được làm thủ tục. Do vậy, trong công ty tôi, anh em hay gọi là Giấy phép kiểm dịch để trao đổi thông tin. Nói như vậy cho ngắn gọn, dễ nhớ, và cũng để phân biệt với thủ tục lấy mẫu kiểm dịch trong bước 2 dưới đây.

Để đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, bạn cần làm công văn đăng ký theo mẫu, cùng với bộ hồ sơ liên quan, nộp tới Cục thú y. Khi được đồng ý, bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận của Cục thú y, dưới dạng 1 file mềm qua email, sau đó in ra là có thể làm tiếp Bước 2 (dưới đây).

Tìm hiểu thêm quy định trong Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (sau đây tôi gọi tắt là Thông tư 25 cho ngắn gọn).

Xem thêm: So sánh logistic bà forwarder

  1. Lấy mẫu kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi có Giấy đồng ý của Cục thú y, và giấy báo hàng đến từ hãng vận tải đường biển (hoặc hàng không), bạn làm hồ sơ đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Cơ quan này sẽ làm thủ tục lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.

f:id:dichvuhanghoa:20200227154358j:plain

Nhập khẩu hàng đông lạnh về Việt Nam

Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, bạn cần chuẩn bị:

  • Giấy đăng ký (theo mẫu)
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận tải)
  • Giấy chứng nhận kho chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Gần đây, một số nơi đã yêu cầu làm thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản, chọn cơ quan (Bộ Nông nghiệp) và loại thủ tục liên quan (Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn), như hình dưới. Sau đó khai báo hồ sơ online cho lô hàng.

Khi làm trực tuyến, bạn điền Giấy đăng ký online (thay cho bản giấy), đính kèm file cần thiết: Hóa đơn, Vận đơn… Sau đó nộp hồ sơ. Bên chi cục sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin đầy đủ, chuẩn chỉnh.

Sau khi hồ sơ được duyệt online, bạn in file Đăng ký đã được cấp số và ngày để nộp cùng Hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.

Đồng thời, sắp xếp lấy mẫu tại cảng/kho hàng để làm kiểm dịch (mặt hàng này thường không được tạm giải phóng về bảo quản tại kho riêng).

  1. Thông quan - hoàn tất thủ tục nhập khẩu thịt bò

Hồ sơ hải quan hàng thịt bò, lợn, gà… nhập khẩu nộp bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
  • Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
  • Vận đơn: 1 bản  chụp
  • Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt, ở Bước 2: in từ Cổng thông tin 1 cửa (và Kết quả Kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có)
  • Tài liệu khác: Hóa đơn vận chuyển (với hàng ExW, FOB), Certificate of Origin,, Certificate of Health (nếu có)...

Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có thể xem trước hoặc đợi đến khi nộp đủ kết quả  mới xem hồ sơ (tùy trường hợp). Nếu cần bổ sung chỉnh sửa hồ sơ hải quan, bạn sẽ thực hiện trong bước này.

Trường hợp tờ khai hải quan được phân vào luồng đỏ, bạn cần làm thủ tục để cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, trước khi có thể thông quan.

Công việc cuối cùng sau khi thông quan, bạn làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho. Đến đây là kết thúc toàn bộ các bước làm thủ tục nhập khẩu thịt bò, lợn, gà. Nếu bạn không muốn thuê đơn vị làm thủ tục thì gửi yêu cầu bảo giá trong đường link dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất.

So Sánh Logistics Và Forwarder

Khái niệm về logistics và forwarder khá rõ nhưng nhiều người nhầm tưởng vì vai trò của một forwarder trùng khớp đối công ty logistics. Nếu bạn còn nhầm lần về hai khái niệm này, hãy thử phân biệt thông qua bài viết dưới đây.

f:id:dichvuhanghoa:20200226173906j:plain

So Sánh Logistics Và Forwarder

Phân tích khái niệm logistics và forwarder

Để phân biệt sự khác nhau giữa logistic và forwarder, trước tiên bạn cần nắm khái quát định nghĩa của hai loại hình dịch vụ này. Theo đó:

Freight forwarding còn được gọi là giao nhận vận tải. Theo đó forwarder là đơn vị sẽ đứng ra làm trung gian, tiếp nhận hàng hóa của khách hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp có giá tốt (đường biển seafreight, đường bộ trucking hoặc đường hàng không airfreight) nhằm đảm bảo giao hàng theo đúng thỏa thuận theo hợp đồng đã ký với chủ hàng. Bên cạnh đó họ cũng có phục vụ các dịch vụ đi kèm như thông quan, lưu trữ, đóng kiện hàng,…

Có thể ngầm hiểu Freight Forwarder như một nhà cung cấp dịch vụ Logistics thuộc bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL), họ không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển. Họ giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm).

Một freight forwarder quốc tế (International freight forwarders) thường xử lý các lô hàng quốc tế, đoán xét được đường đi của dòng hàng hóa.

Logistics: Không có thuật ngữ nào có thể khái quát toàn bộ được ý nghĩa của logistics, thường được sử dụng như “dịch vụ hậu cần”. Logistics đóng vai trò quan trong trong chuỗi cung ứng thường bao gồm các hoạt động chính như hoạch định cung cầu, lưu trữ, quản trị tồn kho, kiểm soát, vận chuyển, luân chuyển, đóng gói, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa,…để đảm bảo tối ưu quá trình hàng hóa chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Vậy logistic và forwarder khác nhau ở điểm nào?

Về cơ bản, các hoạt động của forwarder chỉ gói gọn trong việc xử lý vận chuyển hàng hóa (bằng các phương thức vận tải) từ điểm đi tới điểm đích theo hợp đồng. Trong khi đó, logistics sẽ bao gồm nhiều hoạt động hơn, có tính tổng thể hơn và cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu của khách hàng, trong đó bao gồm cả forwarding.

f:id:dichvuhanghoa:20200226173932j:plain

So Sánh Logistics Và Forwarder

Như vậy có thể nói rằng, forwarding là một bộ phận/một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics.

Một điều đáng lưu ý, một công ty logistics không bắt buộc phải có đầy đủ tất cả các dịch vụ nêu trên. Còn các công ty cung cấp đơn lẻ về lưu kho, vận tải, giao nhận, đóng gói hay làm dịch vụ thông quan,…sẽ làm một hoặc một số dịch vụ liên quan tới logistics.

Riêng đối với forwarder, khi có nhiều khâu tương đồng với logistics (như thông quan, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa quy mô quốc tế,…), họ thường tự nhận là công ty logistics để tăng sự quy mô lẫn uy tín của mình trên thị trường. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến việc nhầm lẫn của nhiều người.

Ví dụ cụ thể về forwarder và logistics

Ví dụ công ty A kinh doanh về vải vóc và đang muốn xuất khẩu một lô hàng sang Mỹ. Và họ quyết định thuê một công ty B làm dịch vụ cho mình, ký hợp đồng theo Điều kiện CIF trong Incoterms 2010 (Cost, Insurance, Freight). Với các mô tả cụ thể dưới đây bạn có thể dễ dàng hình dung về cách thức hoạt động của dịch vụ forwarding hay logistics.

f:id:dichvuhanghoa:20200226173948j:plain

So Sánh Logistics Và Forwarder

Công ty B là công ty Forwarder nếu đáp cung cấp các dịch vụ sau

Chuyển hàng nội địa (Trucking)

Liên hệ hãng tàu để thương lượng giá và đặt chỗ (Booking)

Làm các giấy tờ hải quan để thông quan cho lô hàng

Tiến hành đóng hàng của container A chung với các lô hàng có cùng cảng đến trong kho CFS – điểm thu gom hàng lẻ. (Nếu lô hàng có số lượng lớn thì không cần thu gom hàng lẻ đóng hàng chung mà có thể tiến hành vận chuyển nguyên lô)

Liên hệ để xin các loại giấy tờ như Kiểm dịch, Giám định hàng,…

Làm các thủ tục liên quan tại Cảng để đưa hàng hóa lên tàu theo lịch đã booking trước đó.

Làm thủ tục và đóng phí cước để nhận B/L (Bill of Lading)

Tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa nếu có yêu cầu
Xin C/O (Certificate of Origin), tức là Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa.

Bàn giao lại các chứng từ, hồ sơ liên quan sau khi hoàn thành giao nhận hàng hóa

Công ty B cũng có thể làm đại diện cho công ty A để thực hiện các thủ tục khác nếu bên A có yêu cầu.

Trên đây là những việc một công ty forwarder có thể đáp ứng cho bạn. Còn những vấn đề như sản xuất, lưu trữ-quản lý tồn kho, hoạch định về cung cầu, đóng gói, dán nhãn sản phẩm, phân loại sản phẩm cụ thể,… thì sẽ do công ty A tự thực hiện.

Công ty B là công ty logistics nếu đáp cung cấp các dịch vụ sau

Lưu trữ hàng hóa của bên A, sau đó phân phối chúng theo đơn đặt hàng mà bên A đưa xuống

Phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của bên A (đảm bảo về số lượng, khối lượng, quy chuẩn đóng gói,,…)

Dãn nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng

Thực hiện Booking hãng tàu. Bên B cũng có thể tự đứng ra để cấp HBL cho bên A (House Bill of Lading – Vận đơn đường biển), sau đó thuê tàu chở hàng sang đích yêu cầu.

Vận chuyển bằng đường bộ (trucking)

Làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa

Xem xét để thực hiện đóng hàng lẻ (gửi kho CFS) hoặc chuyển nguyên lô

Xin các giấy tờ về kiểm dịch, giám định

Làm thủ tục để đưa hàng lên tàu và đóng cước vận tải

Mua bảo hiểm hàng và xin giấy chứng nhận C/O.

Bàn giao lại chứng từ hồ sơ cho khách hàng khi đã làm xong nhiệm vụ

Nếu có yêu cầu từ bên A, bên B có thể đứng ra làm đại diện để thực hiện các thủ tục khác.

Trong trường hợp này, bên A chỉ cần sản xuất sản phẩm, liên hệ với khách hàng để chốt về số lượng/yêu cầu hàng hóa. Mọi khâu còn lại sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ logistics lên kế hoạch và thực hiện xuyên suốt, tạo nên các giá trị gia tăng cho hàng hóa. Nhằm để chúng được giao đến người nhận trong trạng thái tốt nhất và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đưa ra trước đó.

Xem thêm: Giải pháp xuất nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nga